Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Ươm Doanh Nghiệp Công Nghệ

Vườn Ươm Doanh Nghiệp Công Nghệ
Ngày đăng: 25/11/2014

Nhiều doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ chế biến nông, thủy sản ở ĐBSCL cho biết vẫn loay hoay tìm công nghệ thích hợp phát triển sản phẩm từ sơ chế đến tinh chế; bảo quản, đóng gói bao bì để nâng cao giá trị... hoặc có nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm nhưng chưa tìm được địa chỉ hỗ trợ.

Trung tâm Ươm tạo DN công nghệ (Techonology Business Incubator-TBI), ĐH Cần Thơ và Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (Cần Thơ) sẽ dành cho các DN có nhu cầu đổi mới sáng tạo công nghệ tìm đến.

Nhu cầu rất nhiều

DN Chế biến thực phẩm Năm Thụy, từ một cơ sở SX gia đình với món chả hoa - đặc sản nổi tiếng của đất Trà Vinh, nguyên liệu làm được chọn lựa cẩn thận từ nông thổ sản địa phương như thịt lợn, pa tê, trứng muối, trứng chiên, rau củ, nấm mèo… đã tự khẳng định mình.

Anh Nguyễn Trường Chinh, Giám đốc DN Năm Thụy cho hay, hiện DN chế biến chả hoa tiêu thụ 2.000 - 3.000 trứng vịt muối/ngày. Nhưng chỉ chọn lấy lòng đỏ trứng, còn lòng trắng bỏ đi thật uổng phí vì chẳng biết làm gì. DN nhờ TBI hỗ trợ chế biến và tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả.

Ông Huỳnh Thanh Sử, đại diện Cty Nước mắm Quốc Hải (Kiên Giang) nói: "Từ sản phẩm nước mắm thành công, DN đang có ý tưởng muốn đa dạng hóa sản phẩm nông, thủy sản đặc sản của Phú Quốc như tiêu, mắm ruốc… Chúng tôi mong muốn hợp tác với TBI để chuẩn hóa công nghệ và quản trị".

Cũng với ý tưởng phát triển sản phẩm, ông Nguyễn Phụng Hoàng, giám đốc Cty TNHH MTV Bà Giáo Khỏe 55555 cho rằng: "Sản phẩm mắm và cá khô đặc sản Châu Đốc (An Giang) nổi tiếng, nhưng cần phải cải tiến.

Trước nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu an toàn sản phẩm tại các siêu thị, nhà hàng đòi hỏi rất khắt khe nên Cty muốn TBI hỗ trợ khâu bảo quản sản phẩm, chọn lựa công nghệ sấy hút chân không để kéo dài thời gian bảo quản".

Trong khi đó, từ bờ Bắc sông Hậu, ông Đinh Công Hoàng, giám đốc HTX Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) bày tỏ: "Từ hạt đậu nành (đậu tương) nấu ra tàu hủ ky hoàn toàn an tâm về chất lượng. Nhưng chúng tôi chưa tìm được loại bao bì nào có thể kéo dài thời gian bảo quản.

Vừa qua đoàn khách Nga đến tham quan làng nghề và đặt hàng HTX Mỹ Hòa. Họ yêu cầu đóng gói bao bì bảo quản sản phẩm đảm bảo thời gian dài không hư để xuất khẩu sang Nga. Tôi phải tới gõ cửa vườn ươm”.

Vừa mở cửa trung tâm, trong giai đoạn đầu TBI đã tiếp nhận, trao "chìa khóa" vào vườn ươm cho 3 DN gồm Cty Quốc Hải (Kiên Giang), Cty Chế biến thực phẩm Năm Thụy (Trà Vinh) và Cty Bà Giáo Khỏe 55555.

Vườn ươm cho tương lai

TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, giám đốc TBI cho biết: "TBI là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập trong trường đại học, loại hình đặc biệt chuyên ươm tạo các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Điểm khác biệt với vườn ươm DN là TBI có sự cam kết hỗ trợ từ tổ chức khoa học kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật, phòng thí nghiệm.

Năm 2015 dòng chảy các sản phẩm trong khối kinh tế ASEAN sẽ không còn rào cản, DN sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh. Do đó, theo xu hướng trên, thế giới hiện có trên 4.000 vườn ươm và từ kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc trong những thập kỹ vừa qua, vườn ươm đã tạo nên sức sống mạnh mẽ cho các DN vươn ra tầm thế giới.

TBI trường ĐHCT là vườn ươm thứ 48 tham gia vào hệ thống vườn ươm quốc gia đang đặt kỳ vọng góp phần vào việc ươm tạo hỗ trợ DN thành công với những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững.

Điểm mạnh của TBI là nơi tích hợp nguồn lực tri thức của trường ĐH Cần Thơ, đáp ứng yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của DN. Bên cạnh đó, TBI xây dựng mạng lưới liên kết với các đơn vị bên ngoài xã hội như các tổ chức nhà nước; các viện, trường; hiệp hội DN, các tổ chức tài chính, tổ chức quốc tế về đổi mới sáng tạo".

PGS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ cho rằng: "Hoạt động nghiên cứu KHCN luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chất lượng giáo dục, đào tạo.

Những năm qua hiệu quả nghiên cứu KHCN của chúng tôi đạt nhiều thành tựu quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng góp vào việc phát triển KT-XH vùng ĐBSCL.

Vì vậy chúng tôi xem việc xây ươm tạo DN công nghệ là một nhiệm vụ quan trọng, cần làm thế nào chuyển đổi nhanh những tiến bộ KHCN được ứng dụng vào SX.

Trong giai đoạn đầu TBI sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn về KHCN, quản trị DN đáp ứng nhu cầu hội nhập, hỗ trợ DN vừa và nhỏ ở ĐBSCL góp mặt vào những sản phẩm chủ lực của đồng bằng đưa ra thị trường trong nước và quốc tế".

Theo các chuyên gia kinh tế, nông nghiệp là tương lai của Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, năm 2014 nếu Việt Nam ký thỏa thuận TPP cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia đòi hỏi nâng tầm: Công nghệ, quản trị, sở hữu trí tuệ, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh tế trí thức.

Ông Nguyễn Minh Toại, GĐ Sở Công thương TP Cần Thơ, kiêm GĐ Vườn ươm DN Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc:

Dự án Vườn ươm công nghệ thực hiện theo chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc. Từ năm 2013 dự án triển khai đầu tư trên 4,5 ha tại khu công nghiệp Trà Nóc - TP Cần Thơ với tổng vốn trên 21 triệu USD.

Dự kiến trong quý I/2015 vườn ươm hoàn thành đi vào hoạt động, được sự hỗ trợ từ kinh nghiệm Hàn Quốc, thực hiện hỗ trợ ươm tạo công nghệ cho các DN ở ĐBSCL và cả nước trên 3 lĩnh vực: Cơ khí chế tạo, chế biến nông sản và chế biến thủy sản.

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/vuon-uom-doanh-nghiep-cong-nghe-post135047.html


Có thể bạn quan tâm

9 Ổ Dịch Thủy Sản Ở Các Vùng Triều 9 Ổ Dịch Thủy Sản Ở Các Vùng Triều

Từ đầu năm đến đầu tháng 4-2014, trên địa bàn tỉnhThanh Hóa đã xảy ra 9 ổ dịch thủy sản của tôm sú, tôm thẻ chân trắng và ngao Bến Tre. Trong đó, 225,8 ha tôm sú tại xã Hoằng Phụ, Hoằng Lưu (Hoằng Hóa), Quảng Phú (TP Thanh Hóa), Đa Lộc (Hậu Lộc)... bị bệnh đốm trắng; 8,5 ha tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh tại xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia); ngao nuôi Bến Tre chết rải rác ở 155 ha nuôi tại các xã Hải Lộc (Hậu Lộc), Quảng Nham (Quảng Xương).

11/04/2014
Cá Nuôi Lồng Bè Của Ngư Dân Kiên Giang Chết Hàng Loạt Cá Nuôi Lồng Bè Của Ngư Dân Kiên Giang Chết Hàng Loạt

Trước tình hình này, UBND xã Hòn Nghệ đã thông báo cho Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Kiên Lương, các ngành chức năng để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cá chết. Song song đó, UBND xã hướng dẫn bà con bằng mọi biện pháp tạo ôxy cho cá hoặc di dời lồng bè đến những nơi có dòng nước chảy để cứu số cá nuôi còn lại.

11/04/2014
Tìm Giải Pháp Nuôi Tôm Hùm Theo Hướng Bền Vững Tìm Giải Pháp Nuôi Tôm Hùm Theo Hướng Bền Vững

Tôm hùm có giá trị xuất khẩu, kinh tế cao. Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tôm hùm giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, trong khi đó việc nuôi tôm thương phẩm lại thiếu tính bền vững.

11/04/2014
Người Nuôi Thủy Sản Chờ Tín Hiệu Tích Cực Từ Thị Trường Người Nuôi Thủy Sản Chờ Tín Hiệu Tích Cực Từ Thị Trường

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến hết quý I/2014, diện tích nuôi thủy sản toàn thành phố là 2.087 ha (trong đó diện tích thả nuôi năm 2013 sẽ thu hoạch năm 2014 là hơn 1.000 ha), đạt trên 16% kế hoạch, bằng 78,43% so cùng kỳ.

11/04/2014
Sẽ Có Nhà Máy Sản Xuất, Chế Biến Cá Chình Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Sẽ Có Nhà Máy Sản Xuất, Chế Biến Cá Chình Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc

Ông Võ Văn Út, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân (Bạc Liêu) cho biết, ý tưởng sản xuất và chế biến cá chình thương phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc của nông dân Hồng Dân đã trở thành hiện thực.

11/04/2014