Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Pó Xôi Cho Nông Dân

Công ty Tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt (ATDC) vừa hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật trồng rau pó xôi gồm các nội dung từ khâu chọn giống đến kỹ thuật làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch bảo quản theo VietGAP cho hơn 1.300 lượt nông dân và 30 cán bộ khuyến nông tại các địa bàn Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng và Đơn Dương (Lâm Đồng).
Đây là những kinh nghiệm, quy trình đúc kết từ 6 mô hình điểm trồng pó xôi mà công ty đã xây dựng từ năm 2011 đến nay tại vùng rau Đà Lạt, Lạc Dương (trung bình trên 1.000m2/mô hình trồng, chăm sóc trên dưới 40 ngày, đạt năng suất từ 3,1 - 3,4 tấn, tăng hơn từ 3 - 5 tạ so với quy trình sản xuất thông thường trước đó).
Được biết, từ tháng 6/2013 đến nay, Công ty ATDC tiếp tục làm “cầu nối” ký hợp đồng tiêu thụ rau pó xôi cho nông dân Lâm Đồng với giá ổn định từ 4.500 - 4.700 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường hoa tết năm nay, dòng hoa Dendro nắng được khách chuộng vì hoa đẹp, nở bền, nhiều loại có hương thơm. Giá của dòng hoa này đứng ở mức khá cao, từ vài trăm đến vài triệu đồng/giò lan, tùy chất lượng và số cành.

“Giờ thì khác rồi, xã mình gần 10 năm qua, không có tiêu chí nào trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới chưa đạt được…”. Chủ tịch UBND xã Thái Mỹ Nguyễn Văn Lâm bắt đầu câu chuyện khi nói về xã nghèo trở thành khá giả.

Từ cầu sông Ba(Gia Lai) nhìn về phía sông, những hòn đá cuội nằm phơi mình giữa dòng nước cạn đục. Đôi bờ, những cây bạch đàn ủ rũ, im lìm giữa tiết đông lất phất mưa bụi. Một lão ngư từng có tháng năm dài gắn mình với dòng sông huyền sử, nén tiếng thở dài: “Ôi nhớ những mùa cá trên sông vào những ngày giáp Tết…”.

Chúng tôi về các xã vùng cát huyện Phong Điền một ngày đầu năm mới 2014. Cái rét của ngày đầu năm, cũng không làm mất đi vẻ đẹp màu xanh của những chồi non và màu vàng rực của mai vàng, cúc pha lê, cúc 4 số và nhiều loại cây trồng khác trên các triền đồi rú cát.

Tân Hiệp nằm vắt mình ngang qua hai vùng trọng điểm SX lúa là Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên của tỉnh Kiên Giang. Trên 36.000 ha đất lúa của huyện được dòng sông Cái Sắn từ thượng nguồn An Giang đổ về bồi đắp phù sa, ngọt hóa quanh năm.