Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng

Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng
Ngày đăng: 15/05/2012

Khi tham gia vào mô hình này, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê theo mô hình 4C, từ khâu trồng trọt đến khâu thu hái.

Theo thông báo của Sở NNPTNT Lâm Đồng, từ nay đến năm 2015, Tập đoàn Nestlé sẽ đầu tư cho khoảng 5.000 hộ nông dân tham gia vào Chương trình Sản xuất cà phê bền vững theo bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê thế giới (4C–Common Code for Coffee Community) và số hộ này sẽ cung cấp cho Nestlé khoảng 5.000 tấn cà phê 4C mỗi năm.

Trước đó, từ niên vụ 2007 – 2008, Nestlé đã triển khai dự án sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C tại các xã Đạm Bri (Bảo Lộc), Tân Nghĩa (Di Linh) và HTX Đông Di Linh (Di Linh). Từ đó đến nay, người trồng cà phê ở Lâm Đồng đã chuyển sang canh tác cà phê theo tiêu chuẩn 4C với diện tích ngày một tăng. Theo số Sở NNPTNT Lâm Đồng, chỉ trong một thời gian ngắn triển khai, Nestlé đã “phủ sóng” công nghệ sản xuất cà phê 4C đến 500 hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Dự kiến, tới năm 2013 tới đây, Nestlé sẽ đưa vào vận hành một nhà máy chế biến cà phê tại Đồng Nai sẽ góp phần tạo điều kiện khá thuận lợi cho Lâm Đồng (tỉnh cận kề Đồng Nai) phát triển mạnh hơn nữa cây cà phê được sản xuất theo tiêu chuẩn 4C”.

Theo đó, nhà máy chế biến cà phê của Nestlé tại Đồng Nai có tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD và có quy mô chế biến trên 40.000 tấn nhân mỗi năm. Theo ước tính, trong vòng 5 năm qua, Nestlé đã cung cấp cho các tỉnh Tây Nguyên 16 triệu cây con cà phê giống có chất lượng và năng suất cao để nông dân thay thế vườn cà phê già cỗi. Dự kiến, từ nay đến 2020, con số cây giống của Nestlé cung cấp cho nông dân Tây Nguyên sẽ là 220 triệu cây.

Ông Vũ Quốc Tuấn- Trưởng phòng Truyền thông đối ngoại (Nestlé Việt Nam) cho biết: “Hiện chúng tôi đã triển khai các mô hình vườn mẫu cà phê tại Đăk Lăk cho các hộ nông dân. Khi tham gia vào mô hình này, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê theo mô hình 4C, từ khâu trồng trọt đến khâu thu hái”. Theo ông Tuấn, toàn bộ sản phẩm cà phê ở đây sẽ được Nestlé thu mua toàn bộ với giá có lợi cho người nông dân, sắp tới Nestlé sẽ mở rộng mô hình này ra các tỉnh Tây Nguyên với diện tích lên tới hàng trăm nghìn ha.

Hiện Nestlé đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại VN và đang thu mua tới 25% sản lượng cà phê nhân ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.

14/11/2013
Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái

Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.

14/11/2013
Thách Thức Nước Tưới Cho Cây Cà Phê Thách Thức Nước Tưới Cho Cây Cà Phê

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê cũng như sự thành bại của người trồng cà phê sau một năm vất vả chăm sóc, bảo vệ. Nhưng hiện vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi nước tưới phải đối mặt với nhiều thách thức.

14/11/2013
Chú Ý Bọ Đục Chồi Gây Hại Trên Cây Điều Chú Ý Bọ Đục Chồi Gây Hại Trên Cây Điều

Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện nay là thời điểm sâu bệnh gây hại trên cây điều phát triển mạnh. Các loại sâu hại phổ biến là: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Chỉ tính từ ngày 22 đến ngày 28-10, diện tích bị bọ xít muỗi gây hại trên cây điều trong tỉnh là 108 ha, trong đó mức độ nhẹ 98 ha, trung bình 10 ha (tăng 9 ha so với kỳ trước). Do vậy, nông dân cần chú ý bọ đục chồi trong thời gian tới.

14/11/2013
Hiệu Quả Từ Chương Trình Trồng Sắn Mới Hiệu Quả Từ Chương Trình Trồng Sắn Mới

Mía và sắn là 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Ðồng Xuân (Phú Yên). Ngành Nông nghiệp của huyện đang tiến hành đưa các bộ giống mới vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Ðặc biệt là cây sắn, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình canh tác cây trồng bền vững, giúp người dân ổn định sản xuất.

14/11/2013