Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng

Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng
Publish date: Tuesday. May 15th, 2012

Khi tham gia vào mô hình này, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê theo mô hình 4C, từ khâu trồng trọt đến khâu thu hái.

Theo thông báo của Sở NNPTNT Lâm Đồng, từ nay đến năm 2015, Tập đoàn Nestlé sẽ đầu tư cho khoảng 5.000 hộ nông dân tham gia vào Chương trình Sản xuất cà phê bền vững theo bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê thế giới (4C–Common Code for Coffee Community) và số hộ này sẽ cung cấp cho Nestlé khoảng 5.000 tấn cà phê 4C mỗi năm.

Trước đó, từ niên vụ 2007 – 2008, Nestlé đã triển khai dự án sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C tại các xã Đạm Bri (Bảo Lộc), Tân Nghĩa (Di Linh) và HTX Đông Di Linh (Di Linh). Từ đó đến nay, người trồng cà phê ở Lâm Đồng đã chuyển sang canh tác cà phê theo tiêu chuẩn 4C với diện tích ngày một tăng. Theo số Sở NNPTNT Lâm Đồng, chỉ trong một thời gian ngắn triển khai, Nestlé đã “phủ sóng” công nghệ sản xuất cà phê 4C đến 500 hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Dự kiến, tới năm 2013 tới đây, Nestlé sẽ đưa vào vận hành một nhà máy chế biến cà phê tại Đồng Nai sẽ góp phần tạo điều kiện khá thuận lợi cho Lâm Đồng (tỉnh cận kề Đồng Nai) phát triển mạnh hơn nữa cây cà phê được sản xuất theo tiêu chuẩn 4C”.

Theo đó, nhà máy chế biến cà phê của Nestlé tại Đồng Nai có tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD và có quy mô chế biến trên 40.000 tấn nhân mỗi năm. Theo ước tính, trong vòng 5 năm qua, Nestlé đã cung cấp cho các tỉnh Tây Nguyên 16 triệu cây con cà phê giống có chất lượng và năng suất cao để nông dân thay thế vườn cà phê già cỗi. Dự kiến, từ nay đến 2020, con số cây giống của Nestlé cung cấp cho nông dân Tây Nguyên sẽ là 220 triệu cây.

Ông Vũ Quốc Tuấn- Trưởng phòng Truyền thông đối ngoại (Nestlé Việt Nam) cho biết: “Hiện chúng tôi đã triển khai các mô hình vườn mẫu cà phê tại Đăk Lăk cho các hộ nông dân. Khi tham gia vào mô hình này, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê theo mô hình 4C, từ khâu trồng trọt đến khâu thu hái”. Theo ông Tuấn, toàn bộ sản phẩm cà phê ở đây sẽ được Nestlé thu mua toàn bộ với giá có lợi cho người nông dân, sắp tới Nestlé sẽ mở rộng mô hình này ra các tỉnh Tây Nguyên với diện tích lên tới hàng trăm nghìn ha.

Hiện Nestlé đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại VN và đang thu mua tới 25% sản lượng cà phê nhân ở Việt Nam.

Related news

Yên Sơn (Tuyên Quang) Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Sản Yên Sơn (Tuyên Quang) Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Sản

Để phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, mặt nước, nhân lực... góp phần tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, UBND huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương trên địa bàn tập trung mở rộng diện tích, đa dạng hình thức nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững.

Monday. September 22nd, 2014
Nuôi Cua Trong Ruộng Lúa Nuôi Cua Trong Ruộng Lúa

Phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa (Phú Yên) phối hợp với Trung tâm Giống & kỹ thuật thủy sản của tỉnh triển khai dự án KH-CN “Xây dựng mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa” do KS Nguyễn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện làm Chủ nhiệm.

Monday. September 22nd, 2014
Huyện Phú Tân Thiếu Điện Ba Pha Nuôi Tôm Công Nghiệp Huyện Phú Tân Thiếu Điện Ba Pha Nuôi Tôm Công Nghiệp

Khó khăn hiện nay là diện tích nuôi tôm phát triển, nguồn điện phục vụ thiếu, nên chi phí trong quá trình nuôi tăng cao. Người nuôi tôm ở huyện Phú Tân đang gặp nhiều khó khăn không chỉ về vốn, con giống, kỹ thuật, đầu ra, mà yếu tố quan trọng đó là về điện.

Monday. September 22nd, 2014
Nghị Định 67 Và Nỗi Băn Khoăn Của Ngư Dân Quảng Trị Nghị Định 67 Và Nỗi Băn Khoăn Của Ngư Dân Quảng Trị

Ngày 25/8/2014, Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản chính thức có hiệu lực. Đây được xem là cú hích cho ngành thủy sản cả nước trong đó có Quảng Trị. Tuy nhiên, hiện nhiều ngư dân trên địa bàn tỉnh đang băn khoăn lo lắng mình không nằm trong danh sách được ưu tiên vay vốn đóng tàu vì chỉ tiêu phân bổ quá ít.

Monday. September 22nd, 2014
Thừa Thiên Huế Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Thừa Thiên Huế Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá

Đến nay, đã có 15 Khu bảo vệ thủy sản ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, với tổng diện tích mặt nước được bảo vệ trên 430 ha. Theo đó, trong các khu bảo vệ thủy sản, nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các công trình sản xuất kinh tế… làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và môi trường thuỷ sinh của vùng đầm phá.

Monday. September 22nd, 2014