Mô hình trồng ổi Đài Loan xen canh dừa xiêm
Trên diện tích gần 2 sào, mấy năm qua anh Nguyễn Văn Tánh – nhà ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp thử nghiệm nhiều giống cây trồng khác nhau để tìm hướng canh tác hiệu quả. Đầu năm 2014, anh quyết định xuống miền Tây tham quan các mô hình nông nghiệp tiêu biểu ở đây. Sau đó, anh quyết định chọn giống ổi Đài Loan về trồng thử nghiệm. Khác với những cây trồng trước đó, đối với cây ổi, anh Tánh không trồng độc canh mà quyết định xen canh cùng lúc xuống giống cây dừa xiêm. Đến nay, sau một năm trồng, mô hình ổi Đài Loan kết hợp dừa xiêm mang lại hiệu quả cao.
Theo anh Tánh, cứ khoảng một tuần là cây ổi Đài Loan lại cho thu hoạch một lần. Với 110 gốc ổi, bình quân mỗi tháng anh thu hoạch gần 5 tạ ổi. “Giá thành bán tại vườn của giống cây này dao động gần 10.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ cũng khá tốt nhờ vào đối tượng khách du lịch và nhu cầu tại địa phương. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng ổi Đài Loan cũng khá đơn giản, chỉ cần chú ý 2 yếu tố chính là nước và phân bón. Riêng về các bệnh trên trái như ruồi đục, rầy trắng… cũng không ảnh hưởng nhiều đến ổi, bởi sau 2 tháng các trái được bao nylông để cách ly sâu bệnh.
Anh Trần Minh Quân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp cho biết: Nhiều năm qua bà con chỉ canh tác độc canh cây dừa xiêm trên vùng đất cát, ít có xen canh để tăng thu nhập. Tuy nhiên một, hai năm trở lại đây thì việc xen canh đã được nông dân quan tâm. Và mô hình trồng ổi Đài Loan kết hợp với dừa xiêm là một mô hình mới. Qua đánh giá, mô hình này đang cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian đến, chúng tôi sẽ nghiên cứu, đánh giá thêm và có khả năng cho nhân rộng mô hình này.
Mô hình trồng cây dừa xiêm xen canh ổi Đài Loan được đánh giá cao nhờ vào yếu tố lấy ngắn nuôi dài và tận dụng tốt quỹ đất trống. Người trồng có thể sử dụng khoảng không gian giữa hai cây dừa để xuống giống một gốc ổi. Và cứ sau 5, 6 tháng là ổi bắt đầu cho trái liên tục. Đến năm thứ 4, khi bắt đầu thu hoạch dừa xiêm thì cũng là lúc giống ổi này hết tuổi thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 13/11, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội nghị triển khai sản xuất vụ đông xuân năm 2013- 2014. Theo lịch thời vụ của Sở NN-PTNT, vụ lúa đông xuân 2013-2014, thời vụ xuống giống tập trung từ ngày 20/12/2013 đến 10/1/2014, để lúa trổ sau tiết Kinh Trập (5/3/2014). Các địa phương ở vùng trũng thấp, cuối nguồn nước thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, TP Tuy Hòa bố trí lịch thời vụ vào trà cuối từ 1/1 đến 10/1/2014, dùng giống ngắn ngày gieo sạ để tránh mưa, lũ ngập úng gây hư hại.
Sau khi TBKTSG Online đăng tin "Bộ NN-PTNT: Lúa vụ 3 lợi nhiều hơn hại" từ một dự thảo quy hoạch sản xuất lúa vụ 3 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tòa soạn đã nhận được bài viết phản hồi của một nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, chúng tôi đăng bài viết này để rộng đường dư luận vốn có nhiều tranh luận về lợi và hại của lúa vụ 3 trong nhiều năm qua.
Chị Thắm, bạn hàng tại chợ Châu Đốc (An Giang) cho biết: “Mấy ngày nay, giá ớt tại chợ tới 60.000 đồng/kg. Cứ lâu lâu ớt lại lên giá một lần nhưng ít khi lên đến mức này. Tôi phải xuống tận rẫy nông dân mua mà vẫn không đủ bán”. Nhiều nông dân cho biết, chỉ với giá 25.000 đồng/kg người trồng ớt đã thu lãi khoảng 10 triệu đồng/công. Mỗi lần xuống giống, ớt cho thu hoạch 3 đợt, năng suất bình quân 800 kg/công.
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.
Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.