Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Càng Chậm Ứng Dụng Cây Trồng Biến Đổi Gen, Nông Dân Càng Thiệt

Càng Chậm Ứng Dụng Cây Trồng Biến Đổi Gen, Nông Dân Càng Thiệt
Ngày đăng: 12/03/2013

Đây là nhận định được đưa ra tại Hội nghị công bố về Triển vọng toàn cầu của cây trồng biến đổi gen (BĐG) năm 2012 vừa được tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.

Hội nghị do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp (ISAAA) tổ chức.

Diện tích canh tác vượt 170 triệu ha

Số liệu của ISAAA cho thấy, từ năm 1996 đến 2011, cây trồng CNSH đã đóng góp cho an ninh lương thực, phát triển bền vững và biến đổi khí hậu bằng cách tăng sản lượng cây trồng với trị giá đạt được lên đến 98,2 tỷ USD. Đặc biệt, việc ứng dụng loại cây trồng này đã tạo ra một môi trường tốt hơn bằng cách tiết kiệm 473.000 tấn thuốc trừ sâu. Chỉ tính riêng năm 2012, cây trồng CNSH đã giúp giảm nghèo cho trên 15 triệu nông dân quy mô nhỏ...

TS Randy A Hautea - điều phối viên toàn cầu của ISAAA cho biết, năm 2012, nông dân toàn cầu đã đưa cây trồng CNSH vào canh tác trên diện tích kỷ lục là 170,3 triệu ha, với mức tăng bình quân 6% (tương đương tăng 10,3 triệu ha so với năm 2011). Lý giải điều này, TS Clive James- Chủ tịch ISAAA khẳng định: "Có một lý do quan trọng và bao trùm, đó là niềm tin của nông dân đối với cây trồng CNSH. Thực tế cho thấy, nông dân là những người rất thông minh, họ chỉ lựa chọn và ứng dụng những tiến bộ tốt nhất trong sản xuất của mình".

Chậm ứng dụng sẽ thiệt

GS-TS Võ Tòng Xuân- Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo cho biết, theo số liệu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam công bố, năm 2012 các doanh nghiệp của Việt Nam đã phải chi khoảng 2,5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, chủ yếu được nhập từ các nước như Mỹ, Argentina... là những nước có tới 90% diện tích đã trồng cây trồng BĐG.

GS Xuân cũng nhận định: "Trong khi chúng ta đã sử dụng sản phẩm từ cây trồng BĐG rồi, nhưng lại vẫn cứ ngồi để lo sợ về độ an toàn. Chúng ta đã xác định lộ trình nhưng các bước triển khai hiện nay lại chậm...". PGS-TS Nguyễn Văn Tuất- Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết: "Ứng dụng CNSH trong nông nghiệp là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp của VN, trong đó ngô là cây trồng đang được Chính phủ rất quan tâm và có tiềm năng để phát triển ứng dụng CNSH".

TS James chi sẻ: "Vấn đề quan trọng nhất ở Việt Nam là thông tin về cây trồng CNSH cần được cung cấp cho người dân đầy đủ, xác thực và khách quan để chính người dân được lựa chọn và quyết định"- TS James chia sẻ. Cũng theo TS James, thực tế cho thấy từ khi cây trồng CNSH được ứng dụng (năm 1996) đến nay, trên toàn cầu đã có 3.000 tỷ bữa ăn từ các sản phẩm của cây trồng CNSH, nhưng chúng ta đều chưa thấy có vấn đề gì, độ an toàn vẫn được đảm bảo.

"CNSH là một thành tựu KHCN toàn cầu, các nước cũng đang có xu thế sử dụng cây trồng CNSH nhiều hơn. Do đó, nếu Việt Nam không sớm ứng dụng cây trồng này, sẽ càng chịu thiệt thòi cho cả người nông dân do không tăng được sản lượng, đồng thời cũng phải chi hàng tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu lương thực"- TS James đưa ra nhận định.


Có thể bạn quan tâm

Giống Lúa Thuần OM 8017 Cho Giá Trị Gần 44 Triệu Đồng/ha/vụ Giống Lúa Thuần OM 8017 Cho Giá Trị Gần 44 Triệu Đồng/ha/vụ

Tại hội nghị, những nông dân tham gia thực hiện mô hình cho biết, thời gian sinh trưởng của giống OM 8017 khoảng 90 - 95 ngày, ruộng lúa đẻ nhánh khỏe - tập trung, trổ gọn, không đổ ngã và rất ít bị sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, đây là giống lúa phù hợp với nhiều chân đất và chế độ thâm canh khác nhau.

29/08/2014
Bạch Thông Tích Cực Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa Bạch Thông Tích Cực Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Vụ mùa năm nay huyện Bạch Thông gieo cấy được 1.600ha lúa. Thời điểm này cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng. Đây là thời kỳ rất mẫn cảm với sâu bệnh hại vì vậy huyện Bạch Thông đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã thị trấn tập trung các biện pháp phòng trừ kịp thời.

21/08/2014
Hiu Hắt Làng Dâu Tằm Hiu Hắt Làng Dâu Tằm

5 năm về trước, thôn Bình Thành, xã Hành Nhân ( Nghĩa Hành) từng là “thủ phủ” của nghề trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng từ 60 hộ tham gia, đến nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn 1/4…

29/08/2014
Trả Lại Tiền Cho Nông Dân Trồng Thanh Long Trả Lại Tiền Cho Nông Dân Trồng Thanh Long

Ngày 28/8, Công ty Điện lực Bình Thuận đã có văn bản thông tin công tác bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ lưới điện theo quy định của thông tư 32 Bộ Công thương.

29/08/2014
Đắk Mil Phát Triển Cà Phê Theo Tiêu Chuẩn Quốc Tế Đắk Mil Phát Triển Cà Phê Theo Tiêu Chuẩn Quốc Tế

Theo UBND Đắk Mil, toàn huyện hiện có trên 21.100 ha cà phê, trong đó có không ít diện tích do nhân dân trồng không theo quy hoạch, chưa chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, công nghệ thu hoạch, chế biến còn lạc hậu… nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao.

21/08/2014