Vươn Lên Làm Giàu Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Vật Nuôi
Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tìm ra hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao thu nhập từ mảnh ruộng của gia đình.
Khởi nghiệp từ cây lúa, chị Xuyến cho biết: Trước đây không có nghề phụ, kinh tế của gia đình chỉ dựa vào 4.000m2 ruộng. Do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng lúa chủ yếu theo lối truyền thống với những giống lúa cũ nên năng suất thấp, lúa thu hoạch được chỉ đủ phục vụ nhu cầu của gia đình.
Không quản khó khăn, vất vả tôi vẫn kiên trì bám đồng, bám ruộng, gần 40 năm cần mẫn với đồng ruộng cũng là từng ấy thời gian tôi không ngừng học hỏi để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây lúa. Giờ đây, tôi có niềm tin nhiều hơn về cơ hội vươn lên làm giàu trên chính mảnh đồng của mình.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên đã làm giàu trên chính mảnh ruộng của gia đình.
Những năm gần đây, xã Thanh Hưng tập trung đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất cùng với áp dụng kỹ thuật canh tác “ba giảm, ba tăng”, thâm canh lúa cải tiến nhằm hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Với những chính sách hỗ trợ về giống, thuốc bảo vệ thực vật… chị Xuyến đã mạnh dạn đăng ký tham gia trồng thử nghiệm những giống lúa mới ngắn ngày có khả năng kháng sâu bệnh cao như: IR 64, Hoa ưu 109, Delta 203… trên diện tích 800m2 đều cho năng suất cao từ 70 – 75 tạ/ha.
Bên cạnh việc tích cực trồng thử nghiệm các giống lúa mới chị Xuyến vẫn chú trọng trồng giống lúa bắc thơm số 7 và áp dụng theo đúng lịch gieo cấy thời vụ, đúng kỹ thuật, đồng thời cơ giới hóa sản xuất từ khâu chuẩn bị đất cho đến khi thu hoạch.
Rút kinh nghiệm từ những vụ trước, vụ đông xuân năm nay, trước khi lúa trỗ đòng gia đình chị phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng các loại bệnh đạo ôn, khô vằn, cổ bông, sâu cuốn lá… nên tiết kiệm được công chăm sóc, chi phí thuốc bảo vệ thực vật mà đảm bảo cho cây lúa trỗ bông tốt.
Vụ lúa này gia đình chị thu được 2,8 tấn thóc. Chị Xuyến dự tính: Với giá lúa trên thị trường hiện nay từ 800.000 – 850.000 đồng/tạ, sau khi trừ chi phí ước thu được gần 10 triệu đồng. Bên cạnh việc trồng lúa 2 vụ, chị còn cải tạo đất ruộng để trồng hơn 1.500m2 rau vụ đông, cũng cho thu nhập từ 6 – 7 triệu đồng/vụ.
Có được nguồn thu từ trồng lúa và rau màu, chị tích lũy vốn đầu tư chăn nuôi hơn chục con lợn thương phẩm, đào trên 500m2 ao thả cá, chăn nuôi vịt, trồng cây ăn quả… để tranh thủ những lúc nông nhàn và tăng thêm thu nhập cho gia đình. Mỗi vụ sản xuất sau khi trừ chi phí tổng thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi của gia đình chị Xuyến đạt trên 50 triệu đồng.
Đi đúng hướng, thành công trong cách nghĩ, cách làm, chị Xuyến không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã Thanh Hưng mà còn là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến nông bản Thanh Xuân. Chị Xuyến thường xuyên vận động dân bản mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tích cực tham gia sản xuất theo các mô hình khuyến nông để vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Thời tiết nắng, mưa xen kẽ như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mía. Hiện toàn tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận hơn 180ha mía bị nhiễm sâu bệnh, do đó để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng, chống sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.
Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.
Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.
Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.
Những năm gần đây, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất cây trồng thì ngành Nông nghiệp huyện Quang Bình đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ; trên cơ sở những điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất.