Sản Lượng Điều Trong Nước Chỉ Đáp Ứng 50% Nhu Cầu Sản Xuất

Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam đạt 130.000 tấn, trị giá gần 830 triệu USD, dự báo xuất khẩu hạt điều và các mặt hàng dầu vỏ hạt điều cùng sản phẩm chế biến sâu trong năm nay sẽ đạt từ 2 - 2,2 tỷ USD. Hiện Việt Nam có khoảng 300 DN xuất khẩu sản phẩm hạt điều đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam cho biết, từ năm 2006 đến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điều lớn thứ nhất thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển ngành điều chưa bền vững.
Lý do là hiện nay, diện tích điều còn thấp, năng suất chưa cao, nhiều vùng điều già cỗi cần được cải tạo, thu nhập của người trồng điều thấp do sản lượng chưa ổn định. Sản lượng điều trong nước mới đáp ứng 50% công suất chế biến, còn lại phải nhập khẩu.
Về hoạt động chế biến xuất khẩu, mặc dù có nhiều cải tiến, lực lượng lao động lành nghề, nhưng thực tế, các DN mới chủ yếu chế biến thô, giá trị gia tăng thấp, số lượng DN chế biến nhiều nhưng quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho DN; ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu tốt hơn nữa như giảm lãi suất cho vay và những điều kiện cho vay đối với DN điều để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ DN ngành điều đầu tư phát triển chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18-5, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đã có 50ha tôm sú nuôi từ 40-50 ngày tuổi bị bệnh môi trường và đốm trắng làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống khiến người dân lao đao.

“Việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hoàn toàn khả thi và tin tưởng nhất định sẽ thành công. Tuy nhiên, việc triển khai đề án cần thận trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi đất lúa”.

Sáng ngày 17/5, Tổng cục thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại địa phận xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Cùng dự có lãnh đạo huyện Cao Phong, thành viên ban chỉ đạo 188 của tỉnh (chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020).

Chiếm trên 90% diện tích cà phê của cả nước, Dak Lak nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có năng suất cũng như lượng xuất khẩu cà phê vào top đầu của thế giới.

Thực hiện các chương trình cải tạo, nâng cấp và phát triển đàn bò vàng Việt Nam, trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều dự án nhằm lai tạo và cải thiện đàn bò của tỉnh như Sind hóa, Zebu hóa đàn bò. Hiện nay, Vĩnh Phúc có tổng đàn bò trên 94.000 con, trong đó, đàn bò lai đã chiếm trên 70%.