Vườn Dừa Dứa Trên 240 Triệu Đồng

Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.
Do dừa dứa là loài cây trồng hoàn toàn mới ở địa phương nên anh phải thận trọng, tìm hiểu kỹ càng và quan sát tình hình thị trường. Sau nhiều đắn đo, anh chủ động ra tận Tiền Giang để học tập kinh nghiệm và mua cây giống về trồng tại vườn của gia đình.
Sau hai năm rưỡi đầu tư, chăm sóc thì vườn dừa bắt đầu cho trái. Lúc đó nhu cầu về giống dừa dứa khá mạnh và giá khá đắt, anh Quyền quyết định không bán dừa tươi mà chủ động để dừa khô rồi ương bán giống và anh đã thu được số tiền không nhỏ từ việc bán cây giống.
Vườn dừa dứa của anh Quyền được trồng vào năm 2006, với diện tích 0,6ha, và số cây 160 cây dừa. Hiện nay vườn dừa, đang cho trái tập trung khá sai. Anh Quyền cho biết bình quân mỗi cây dừa dứa hàng năm cho khoảng 120 trái, giá bán trung bình 10.000 đồng/trái, với 160 cây dừa dứa, mỗi năm anh thu gần 200 triệu đồng.
Ngoài bán dừa trái, anh Quyền còn ương dừa giống bán cho các địa phương, tổng lượng dừa giống bán được từ khi cây bắt đầu cho trái đến nay gần 10.000 cây.
Bên cạnh đó tận dụng khoảng trống giữa các cây dừa (cây cách cây từ 5-6m) anh trồng thêm cam soàn. Như vậy, hàng năm anh thu được trên 240 triệu đồng từ bán cây quả, cây giống dừa dứa và cam soàn.
Sự thành công mô hình trồng dừa dứa của gia đình anh Quyền đã mở ra hướng làm kinh tế mới ở địa phương, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con nông dân đến thăm quan học tập mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên hiện có hơn 450 nghìn ha cà phê, chiếm trên 90% diện tích cà phê cả nước. Tuy nhiên, cả trăm ngàn héc ta cà phê ở Tây Nguyên đã trở nên già cỗi, làm sụt giảm cả sản lượng và chất lượng chung của cà phê toàn vùng.

Sáng 8/6, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình cấy lúa bằng máy tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên.

Tính đến nay các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành và Tân Trụ (tỉnh Long An) đã thả nuôi được 2.300 ha tôm sú, tôm chân trắng, đạt 36% kế hoạch, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngày 8-6, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, tổ chức hội nghị bàn giải pháp phòng chống bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Theo báo cáo của các tỉnh ĐBSCL, dịch bệnh chổi rồng trên nhãn diễn biến rất phức tạp.

Một bộ phận nông dân gieo trồng giống lúa IR50404 đang loay hoay tìm đầu ra bởi dù giá bán khá thấp nhưng thương lái vẫn không mua