Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Dừa Dứa Trên 240 Triệu Đồng

Vườn Dừa Dứa Trên 240 Triệu Đồng
Publish date: Saturday. June 15th, 2013

Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.

Do dừa dứa là loài cây trồng hoàn toàn mới ở địa phương nên anh phải thận trọng, tìm hiểu kỹ càng và quan sát tình hình thị trường. Sau nhiều đắn đo, anh chủ động ra tận Tiền Giang để học tập kinh nghiệm và mua cây giống về trồng tại vườn của gia đình.

Sau hai năm rưỡi đầu tư, chăm sóc thì vườn dừa bắt đầu cho trái. Lúc đó nhu cầu về giống dừa dứa khá mạnh và giá khá đắt, anh Quyền quyết định không bán dừa tươi mà chủ động để dừa khô rồi ương bán giống và anh đã thu được số tiền không nhỏ từ việc bán cây giống.

Vườn dừa dứa của anh Quyền được trồng vào năm 2006, với diện tích 0,6ha, và số cây 160 cây dừa. Hiện nay vườn dừa, đang cho trái tập trung khá sai. Anh Quyền cho biết bình quân mỗi cây dừa dứa hàng năm cho khoảng 120 trái, giá bán trung bình 10.000 đồng/trái, với 160 cây dừa dứa, mỗi năm anh thu gần 200 triệu đồng.

Ngoài bán dừa trái, anh Quyền còn ương dừa giống bán cho các địa phương, tổng lượng dừa giống bán được từ khi cây bắt đầu cho trái đến nay gần 10.000 cây.

Bên cạnh đó tận dụng khoảng trống giữa các cây dừa (cây cách cây từ 5-6m) anh trồng thêm cam soàn. Như vậy, hàng năm anh thu được trên 240 triệu đồng từ bán cây quả, cây giống dừa dứa và cam soàn.

Sự thành công mô hình trồng dừa dứa của gia đình anh Quyền đã mở ra hướng làm kinh tế mới ở địa phương, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con nông dân đến thăm quan học tập mô hình.


Related news

Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

Saturday. November 23rd, 2013
Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Sunday. November 24th, 2013
Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

Sunday. November 24th, 2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Ba Bể

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...

Sunday. November 24th, 2013
Người Trẻ Bám Đất Làm Giàu Người Trẻ Bám Đất Làm Giàu

Nhiều bạn trẻ ở TPHCM đã chọn nghề nông để lập nghiệp. Dù đó là nghề chính hoặc chỉ là nghề tay trái, song bằng tâm huyết và năng động, các nhà nông trẻ sáng tạo nhiều mô hình sản xuất, làm kinh tế trang trại, trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Sunday. November 24th, 2013