Giá tôm chân trắng giảm, nhà nhập khẩu EU cũng không được lợi

"Khi so sánh tỷ giá EUR/USD so với một năm trước đây, sẽ thấy một sự khác biệt khoảng 20%. Phần chênh lệch này sẽ chuyển sang giá bán hàng". Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng ngừng mua tôm do giá bán cao.
Tính đến 15/4/2015, đồng euro giảm giá so với đồng đô la Mỹ 23%, theo Bloomberg. Theo số liệu mới nhất, giá tôm chân trắng của Ấn Độ đã giảm 16,2% vào tuần 15/2015 so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tuần từ 6 - 12/4/2015, giá tôm chân trắng HOSO nguyên liệu cỡ 60 con/kg từ Andra Pradesh, Ấn Độ là 4,97 USD/kg. Giá tôm chân trắng nguyên liệu từ Thái Lan cỡ 60 con/kg cũng giảm 38% xuống còn 4,93 USD/kg.
Giá tôm chân trắng tính theo đồng đô la Mỹ giảm không có nghĩa giá bán tôm trên thị trường EU cũng giảm do chênh lệch về tỷ giá. Nếu so sánh với giá của năm ngoái thậm chí giá tôm bán ra trên thị trường hiện nay còn cao hơn.
Các nhà chế biến Anh cũng chịu tác động bởi chênh lệch tỷ giá giữa đồng bảng Anh và đồng USD. Tính đến ngày 15/4/2015, đồng bảng Anh đã giảm giá 11,2% so với USD.
Không chỉ có các nhà chế biến châu Âu mới chịu tác động của biến động tỷ giá, các nhà chế biến thủy sản của Anh cũng khó khăn tương tự khi đồng bảng giảm.
Giá tôm chân trắng chín HOSO hiện được bán tại châu Âu với giá từ 6 – 8 EUR/kg, trong đó tôm cỡ lớn có giá khoảng 8 EUR/kg, tôm cỡ nhỏ từ 5,70 – 6 EUR/kg.
Cuối năm 2012, đại dịch EMS xảy ra tại nhiều nước nuôi tôm ở châu Á khiến giá tôm tăng nhanh chóng tuy nhiên sản xuất tôm đang dần cải thiện và giá tôm cũng đang dần điều chỉnh.
Nhu cầu tôm vẫn ở mức thấp mặc dù mùa tiêu thụ sắp bắt đầu. Có rất nhiều lựa chọn khác khi giá tôm quá đắt và rõ ràng giá tôm cao đã ảnh hưởng lớn nhu cầu tiêu dùng.
Các nhà bán lẻ biết rõ tỷ giá tiền tệ tác động như thế nào nhưng họ cũng muốn mua giá tôm với mức thấp nhất có thể bởi nhiều nhà chế biến ở châu Âu cũng đang phải chịu nhiều sức ép.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè 2014 của UBND huyện Tiền Hải (Thái Bình), các địa phương đã tiến hành nạo vét kênh mương và cải tạo diện tích ao đầm để thả giống, các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống đã cung ứng giống kịp thời cho người nuôi, đảm bảo kịp thời vụ.

So với các loại hình chăn nuôi khác, chăn nuôi thủy cầm dường như đang lép vế hơn nhiều, cơ cấu chỉ chiếm chưa đến 20% trong tổng đàn gia cầm. Vì vậy, cần có thêm những giải pháp để chăn nuôi thủy cầm có bước đi vững chắc hơn.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã nêu lên những bất cập của hệ thống đê bao kiên cố vùng đầu nguồn lũ đã tác động mạnh đến các vùng hạ nguồn. Cụ thể là tình trạng ngập úng cục bộ liên tục xảy ra với mức độ gia tăng theo từng năm ở các đô thị hạ nguồn ĐBSCL. Việc hệ thống đê bao kiên cố đã khai thác sản xuất lúa một cách triệt để, có nơi 2 năm/7 vụ, dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.

Hy vọng, việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho quả dừa Ninh Đa được triển khai thuận lợi để quả dừa không bị tư thương ép giá, sản phẩm tiêu thụ nhanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

UBND xã Phú Thuận (An Giang) cho biết, nông dân trên địa bàn đã thả nuôi 19 triệu con giống, trên diện tích gần 160 héc-ta, trong đó khoảng 10 héc-ta tôm toàn đực.