Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vui Buồn Mùa Đậu Phụng Ở Quảng Ngãi

Vui Buồn Mùa Đậu Phụng Ở Quảng Ngãi
Ngày đăng: 22/04/2014

Thời điểm này, ở vùng đất cao, đất bạc màu, ven sông, người dân đang tập trung thu hoạch đậu phụng vụ đông xuân. Mùa đậu phộng năm nay, tâm trạng của người trồng đậu buồn vui lẫn lộn.

Niềm vui được mùa

Những ngày này, các vùng trồng đậu trong tỉnh Quảng Ngãi đang rộn ràng bước vào mùa thu hoạch rộ. 7 giờ sáng, con đường liên xã Đức Hòa, Đức Phú (Mộ Đức) đã ngập tràn không khí nhổ đậu, hái đậu, phơi đậu. Đâu đâu cũng thấy đậu phụng chất thành đống.

Bưng mủng đậu phụng tươi trút ra sân phơi, anh Phạm Ngọc Phong ở thôn Phước Luông, xã Đức Hòa hồ hởi: “Vụ này, đậu phụng trúng lắm! Có bụi tới hơn 20 hạt. Nhổ bụi nào cũng thấy rất nhiều trái. Do mấy bữa trước mưa sợ nứt mộng mới nhổ sớm chứ để thêm mười ngày nữa đặng trái phải biết”.

Vụ này, gia đình anh Phong trồng 4 sào đậu phụng xen mì. Mọi năm 4 sào trúng mùa cũng được tới 500kg đậu phụng khô, ép dầu được gần 140 lít dầu. Năm nay, gia đình trồng đậu phụng xem mì để lấy ngắn nuôi dài, tăng thu nhập nên năng suất đậu phụng thấp hơn, ước tính cũng được 100 kg/sào, nhưng bù lại mấy tháng nữa lại thu hoạch được mì.

Rời xã Đức Phú, chúng tôi tới thăm vùng trồng đậu ven sông Vệ ở thôn Ngọc Dạ, xã Hành Thiện (Nghĩa Hành). Tranh thủ thời tiết năng ráo, nhiều gia đình đang tập trung nhân lực, dùng bạt che nắng hái đậu ngay tại ruộng.

Tay mạnh mẽ, đều đặn nhổ từng bụi đậu, bà Nguyễn Thị Ly phấn khởi cho biết: Năm ngoái tui làm có 0,5 sào mà ép được 20 lít dầu, đặng mùa giá cũng được nên năm nay tui mạnh dạn trồng tới 2 sào. Mới thu hoạch được 1 sào thấy trúng mùa, một bụi từ 15-20 hạt chắc nịch. Từ lúc xuống giống trông mãi không thấy trời mưa, ai cũng than trời, may hồi tháng hai trời thương mưa được một đợt nên đậu mới nhiều trái.

Đang thu hoạch ruộng đậu gần đó, anh Trần Minh Lên cũng vui vẻ góp chuyện. “Năm nay ít có nhà nào trồng chuyên canh đậu mà hầu như xen canh với bắp, mì, mía. Thấy mọi người làm vậy hiệu quả nên mình cũng làm theo, mất cái này còn cái nọ”- anh Lên bộc bạch.

Đậu phụng là cây dễ trồng, có thể trồng trên nhiều loại đất: đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông. Trồng đậu phụng không phải tưới nước như lúa nên chi phí không tốn kém là bao, chỉ sợ nhất là mưa lớn gây ngập úng làm cho đậu bị thúi rễ, thúi trái.

Đậu phụng còn là cây trồng ngắn ngày, vốn đầu tư ít và đầu ra tương đối thuận lợi nên nhiều năm qua, nhiều nông dân yên tâm mở rộng diện tích. Đây cũng là một trong những cây trồng khuyến khích chuyển đổi trên diện tích cach tác lúa không hiệu quả.

Nỗi buồn mất giá

Đậu trúng mùa, nhưng sau cái vẻ ngoài tươi vui ấy lại là tâm trạng buồn của người trồng khi đậu rớt giá.

Hiện đang là vụ thu hoạch rộ, một ký đậu khô rớt xuống chỉ còn 21.000 đồng, trong khi năm ngoái là 24.000 đồng, năm kia tới 28.000-30.000 đồng. Dầu thành phẩm, 1 lít dầu thành phẩm thương lái chỉ mua từ với giá 60.000- 65.000 đồng, thay vì 75.000-80.000 đồng, thậm chí là 100.000 đồng năm 2011. Giá xuống thấp thế mà nông dân vẫn khó bán.

Theo bà con nông dân, lâu nay đậu phụng bán được giá là nhờ vào thị trường Trung Quốc. Thời gian qua, thông tin dầu ăn được chế biến từ đậu phụng chứa độc tố nấm mốc gây ung thư được phát hiện ở Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn đến đầu ra của sản phẩm. Nhiều người còn bảo, do người trồng phun thuốc cỏ cháy, thuốc lưu dẫn diệt cỏ, thuốc thấm trong đất, ngấm vào hạt đậu nên không dám ăn.

“Mình làm hết hơi, cỏ thì xới chứ có phun thuốc bao giờ đâu mà nhiều người đã mua rồi còn mang trả lại vì sợ ăn đậu phung gây ung thư. Thu nhập của nhà nông có bấy nhiêu mà họ nghi ngờ không dám mua. Không được minh oan, kiểu này nhà nông chết đứng thôi”- bà Ly buồn bã.

Theo anh Trần Đình Quang- cán bộ Trạm BVTV huyện Nghĩa Hành, đất trồng đậu phụng là đồi, đất ruộng cao, độ ẩm thấp nên bà con có phun thuốc diệt cỏ, lưu dẫn, hiệu quả diệt cỏ cũng không cao. Vì thế thông thường bà con rất ít khi sử dụng biện pháp này mà thay vào đỏ là xới đất diệt cỏ cũng là để đất tới xốp, cây đậu sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Trường hợp, bà con có phun các loại thuốc trên cũng phun từ tháng 11, tháng Chạp, với thời gian như thế dư lượng thuốc trừ cũng không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Thành Trung Tâm Cứu Hộ Gấu Lớn Nhất Việt Nam Khánh Thành Trung Tâm Cứu Hộ Gấu Lớn Nhất Việt Nam

Sáng 5/11, tại Trung tâm tâm Cứu hộ gấu Việt Nam, thuộc VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Tổ chức Động vật châu Á cắt băng khánh thành bốn khu bán tự nhiên chăm sóc gấu lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 12.000m2, có khả năng nuôi dưỡng khoảng 80 cá thể gấu theo mô hình bán hoang dã.

06/11/2014
Nhiều Công Ty Đa Quốc Gia Ngành Nhựa Đầu Tư Vào Việt Nam Nhiều Công Ty Đa Quốc Gia Ngành Nhựa Đầu Tư Vào Việt Nam

Triển lãm do Cty Cổ phần Quảng cáo & Hội chợ Thương mại kết hợp với Cty Triển lãm Quốc tế Chan Chao (Đài Loan), Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Cty Thương mại và Dịch vụ Tiếp thị Yorkers (Hồng Kông), Cty Tổ chức Triển lãm Quảng Châu Mass phối hợp cùng tổ chức.

06/11/2014
Trúng Tôm Thẻ Chân Trắng Trúng Tôm Thẻ Chân Trắng

Tổng sản lượng tôm 10 tháng đầu năm ước đạt 6.000 tấn (bao gồm tôm thẻ chân trắng và tôm sú), bằng 92% so với năm 2013. Theo ông Tạ Quang Sáng, Trưởng phòng Quản lý giống và nuôi trồng thủy sản của chi cục thì nguyên nhân dẫn đến giảm sút nói trên là do thời tiết thay đổi thất thường, bệnh trên tôm xảy ra sớm và vẫn gây thiệt hại ở mức độ nhất định.

06/11/2014
Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Chuyển Biến Mạnh Đồng Bằng Sông Cửu Long Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Chuyển Biến Mạnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đây là hội thảo đầu tiên trong khuôn khổ MDEC Sóc Trăng 2014, thu hút 700 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý từ các bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự.

06/11/2014
Xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) Thả Nuôi 389 Ha Tôm Sú Vụ Xuân – Hè Xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) Thả Nuôi 389 Ha Tôm Sú Vụ Xuân – Hè

Vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu con tôm sú trên diện tích 389 ha. Hiện nay, các chủ đồng đã đồng loạt thả tôm xuống đồng nuôi, theo kế hoạch, đến cuối tháng 4-2014, toàn xã sẽ hoàn thành việc thả tôm giống.

16/04/2014