Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết Tiêu Thụ Lúa

Liên Kết Tiêu Thụ Lúa
Ngày đăng: 15/10/2014

Là tỉnh trọng điểm về SX lúa ở ĐBSCL, Kiên Giang đang có nhiều mô hình chuyển đổi, liên kết giữa DN và nông dân mang lại hiệu quả, tạo đầu ra ổn định cho lúa hàng hóa.

DN đồng hành cùng HTX

Mối liên kết SX, tiêu thụ lúa hàng hóa giữa DNTN Thành Khiêm (TP Rạch Giá, Kiên Giang) và HTX Nông nghiệp 41 (xã Phi Thông, TP Rạch Giá) đến nay đã được hơn 5 năm và diện tích ngày càng mở rộng. Mối liên kết này bắt đầu được thực hiện từ vụ ĐX 2008-2009, với diện tích thí điểm ban đầu là 10 ha, với 7 xã viên tham gia.

Theo đó, DNTN Thành Khiêm cung ứng lúa giống, hỗ trợ KHKT trong canh tác và đến khi thu hoạch đưa phương tiện đến tận ruộng thu mua lúa hàng hóa cho nông dân với giá cao hơn giá thị trường 300 đ/kg.

Giám đốc HTX Nông nghiệp 41 Lê Thanh Tùng, nhớ lại: “Ngay vụ đầu tiên đã tạo được thành công, các xã viên đạt được lợi nhuận cao nhờ tiết giảm chi phí, lợi nhuận tăng thêm trên 2 triệu đồng/ha so với cách làm truyền thống. Từ đó, xã viên tích cực đăng ký tham gia, hợp đồng các lần sau cứ tăng lên 20, 30, 50 rồi lên đến 105 ha”.

DNTN Thành Khiêm là cơ sở chế biến gạo chất lượng cao, chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Đến nay, DN đã có hàng chục cửa hàng bán lẻ trong và ngoài tỉnh, với cung cách phục vụ chuyên nghiệp, giao hàng tận nơi.

Chủ cơ sở Trần Thanh Khiêm cho biết, mối liên kết ngày càng bền vững chính là nhờ 2 bên cùng giữ đúng chữ tín. DN cung cấp lúa giống chất lượng cao để nông dân trồng, tư vấn quy trình kỹ thuật, sau đó bao tiêu hết diện tích và đúng với mức giá đã ký kết, dù thị trường có biến động như thế nào. Nhờ đó, đến vụ ĐX 2014-2015, diện tích ký kết giữa DN và HTX Nông nghiệp 41 đã tăng lên 200 ha.

“Thực hiện hợp đồng bao tiêu lúa, nông dân có lợi nhờ đầu ra ổn định, bán được giá cao, tăng thêm thu nhập. Ngược lại, DN cũng yên tâm khi có vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng lúa, gạo hàng hóa khi đưa vào chế biến cũng như khi bán ra thị trường”, ông Khiêm chia sẻ.

Xây dựng cánh đồng lớn

Tại vùng Tứ giác Long Xuyên, nơi có diện tích đất lớn, nhiều nông dân, DN đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cánh đồng lớn (CĐL), tạo mối liên kết trong SX và tiêu thụ hàng hóa.

“Trước khi vào vụ, Cty sẽ tiến hành thỏa thuận với dân về loại giống, thời gian thu hoạch, tạm ứng vốn từ 5-10% cho các hộ dân thông qua HTX, khi thu hoạch lúa được Cty thu mua tại ruộng với giá cao hơn thị trường từ 50-100 đ/kg”, ông Nguyễn Trung Tín cho biết về hình thức bao tiêu lúa cho dân.

Ông Nguyễn Thành An, có 220 ha đất tại ấp Sơn Lập, xã Nam Thái Sơn (huyện Hòn Đất, Kiên Giang), đã mạnh dạn thành lập Cty TNHH Tài Lợi để liên kết với nhiều DN cung cấp vật tư đầu vào, bao tiêu đầu ra…

Ông An cho biết, hiện Tài Lợi đang liên kết hoặc ký kết xây dựng vùng nguyên liệu cho nhiều Cty như: Angimex – Kitoku (An Giang) để trồng lúa Nhật, Trung An (TP Cần Thơ), Cty CP Giống cây trồng miền Nam để làm CĐL theo tiêu chuẩn GlobalGAP…

Tương tự, Cty CP Nông lâm nghiệp Phan Minh Kiên Giang đang đầu tư làm CĐL tại huyện Hòn Đất với diện tích 1.200 ha. Ông Nguyễn Trung Tín, GĐ Cty cho biết, Cty đầu tư theo hình thức khép kín, từ khâu SX đến chế biến, tiêu thụ. Để hình thành vùng chuyên canh lúa XK theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 1.200 ha, Cty đã đầu tư nguồn vốn gần 50 tỷ đồng.

Trong đó, gồm phí bồi hoàn 24 tỷ đồng (từ đất rừng tràm đã khai thác), gần 21 tỷ đồng san lấp mặt bằng, hệ thống kênh mương, bờ bao, kéo lưới điện và xây dựng trạm bơm… Còn lại là xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà kho, trụ sở làm việc…

Hiện nay, toàn bộ diện tích đã hoàn thành và đưa vào SX, những diện tích khai phá sớm đến nay đã làm được 3 vụ và đang chuẩn bị bắt tay làm vụ ĐX 2014-2015.

Theo ông Tín, để khép kín quy trình SX, thời gian tới Cty sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng kho lúa sức chứa 20.000 tấn, lò sấy công suất 400-500 tấn/ngày, nhà máy xay xát công suất 30 tấn/giờ, lau bóng gạo công suất 16-20 tấn/giờ. Ngoài trực tiếp SX, Cty Phan Minh Kiên Giang còn thực hiện bao tiêu lúa cho nông dân thực hiện CĐL trên địa bàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

3,5 Ha Tôm Nuôi Ở Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Bị Bệnh Đốm Trắng 3,5 Ha Tôm Nuôi Ở Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Bị Bệnh Đốm Trắng

Vụ nuôi trồng thủy sản năm 2014, trong 635,86 ha diện tích tôm, cua, cá nước lợ được thả nuôi có gần 13 vạn con tôm sú và tôm chân trắng.

28/05/2014
Phú Yên Khai Thác Hải Sản Tổng Hợp Chuyến Biển Hiệu Quả Hơn Phú Yên Khai Thác Hải Sản Tổng Hợp Chuyến Biển Hiệu Quả Hơn

Trước tình hình sản lượng cá ngừ đại dương bị suy giảm, nhiều ngư dân Phú Yên đang kết hợp đánh bắt nhiều loại hải sản trong cùng một chuyến biển để tạo hiệu quả kinh tế.

28/05/2014
Hậu Giang Phấn Đấu Đưa Diện Tích Nuôi Cá Tra Lên 1000 Ha Hậu Giang Phấn Đấu Đưa Diện Tích Nuôi Cá Tra Lên 1000 Ha

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, địa phương này đã xây dựng quy hoạch nuôi cá tra đến năm 2015, với tổng diện tích là 700 ha và đến năm 2020 là 1.000 ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy, nhằm đưa tổng sản lượng cá tra của Hậu Giang đạt gần 150.000 tấn.

28/05/2014
Nuôi Sâu Super Worm Lợi Bất Cập Hại Nuôi Sâu Super Worm Lợi Bất Cập Hại

Xuất phát từ lợi ích kinh tế, nên trong thời gian gần đây một số hộ dân ở ấp An Phú A (xã Long An- Long Hồ - Vĩnh Long) nuôi một loại sâu mà chính họ cũng chẳng biết đó là sâu gì. Vậy thực tế loại sâu này là sâu gì, có lợi ích hay tác hại như thế nào?

28/05/2014
Sau Dịch Cúm, Giá Bán Gia Cầm Tăng Sau Dịch Cúm, Giá Bán Gia Cầm Tăng

Sau khi công bố hết dịch cúm gia cầm, giá bán gà tại Tây Ninh đã tăng trở lại, từ 26.000 đồng/1kg lên 38.000 đồng/1kg. Với mức giá này, người nuôi gà thả vườn lãi 5.000 đồng mỗi kg.

28/05/2014