Vua nuôi heo rừng ở TP Quy Nhơn (Bình Định)

Ông Chạng cho biết, thời gian đầu ông nuôi heo rừng, số lượng heo sống được chưa đến 10%. Nguyên nhân dẫn đến heo rừng mua về nuôi bị chết là do bị nội thương bởi dính bẫy; hay nó tự tông vào cột rồi chết; hoặc nó không thích nghi với môi trường mới... Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi, ông đã thuần hóa được con heo đực đầu tiên, rồi tiếp tục mua heo rừng hoang dã về thuần hóa và đã thành công. Từ đó ông cho lai tạo, làm trang trại nuôi tại Nhơn Hội để nhân đàn; đăng ký với Chi cục Kiểm lâm cấp giấy phép nuôi động vật hoang dã.
Ở trang trại của ông, ngoài 30 ha trồng cây lâm nghiệp, một số đã khai thác, còn lại để tạo bóng mát cho đàn heo, ông rào lưới B40 khoảng 2 ha để nhốt đàn heo rừng. Ông Chạng chia sẻ: Thức ăn chủ yếu của heo rừng là củ, rau quả, lá cây, rễ cây, côn trùng, nên mình cho ăn chủ yếu là xác mì, ngọn mía, các loại rau, củ quả…; chỉ bổ sung một ít đầu cá cho heo thời kỳ sinh sản để tăng độ đạm và có sữa cho con bú. Với những con heo chửa, một số được thả để tự sinh đẻ ngoài rừng. Sau một tuần hay nửa tháng thì heo mẹ dẫn đàn con về; thậm chí cả 2 - 3 tháng con mẹ mới dẫn đàn con về, mỗi con nặng đến 20 kg. Một số con khi gần đẻ được cho vào ô đẻ tách riêng, hỗ trợ thêm lá cây để nó làm ổ, ngoài ra không can thiệp gì cả.
Đến nay, sau hơn 12 năm chăn nuôi, trang trại của ông đã có 80 con heo nái sinh sản và 6 con heo đực lực lưỡng. Theo ông Chạng, trang trại của ông hiện có 6 gen heo rừng khác nhau. Ban đầu ông bán heo giống, sau đàn heo sinh sản nhiều ông bán thịt thương phẩm và nhân đàn. Với giá bán hiện nay 160 ngàn đồng/kg hơi và 300 ngàn đồng/kg thịt, mỗi năm trang trại nuôi heo rừng của ông cho thu nhập không dưới 1,6 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi hơn 50%. Ngoài hai vợ chồng ông, trang trại luôn có 4-5 lao động làm việc thường xuyên, với mức lương 3,6 triệu đồng/người/tháng đã bao ăn uống.
“Với kinh nghiệm nuôi qua thực tế, ông Chạng còn tìm tòi học hỏi để ứng dụng hiệu quả vào việc quản lý, chăm sóc đàn heo rừng. Ông còn phối hợp với ngành Thú y để tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn heo, phun thuốc tiêu độc khử trùng, vệ sinh khu vực chăn nuôi, không để dịch bệnh xảy ra” - ông Nguyễn Văn Ánh, Trưởng Trạm Thú y TP Quy Nhơn, cho biết.
Related news

Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.

Hiện xã đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi vịt; thời gian tới sẽ phát triển tổ liên kết chăn nuôi bò thành tổ hợp tác nuôi bò để hỗ trợ nông dân. Xã cũng đang làm hồ sơ vay vốn cho 17 hộ với tổng số tiền 500 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của Hội Nông dân tỉnh để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi.

Trước đây, nhắc đến Pú Nhung (huyện Tuần Giáo), là người ta nghĩ ngay đến vùng trọng điểm trồng đậu tương. Nhưng vài năm trở lại đây, cây sắn đang dần thay thế vị trí của đậu tương, bởi những lợi thế về đầu ra, quá trình chăm sóc, thu hoạch.

Trong chuyến công tác tại huyện Mường Chà, chúng tôi có dịp được gặp và chia sẻ kinh nghiệm vượt khó làm giàu với ông Lường Văn Phanh, tổ dân phố số 1, thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà. Ông Phanh là 1 trong 51 cá nhân tiêu biểu được UBND huyện Mường Chà tặng Giấy khen trong Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Mường Chà lần thứ 2.

Hiện diện tích thả nuôi cá tra trên toàn tỉnh khoảng 106ha, đạt 61% kế hoạch, trong đó có hàng chục héc-ta đang được người dân thả nuôi theo hướng GAP. Đến nay, người dân đã thu hoạch trên 70ha, năng suất bình quân 257 tấn/ha, ước tổng sản lượng đạt hơn 18.000 tấn.