Vua Ngọc Trai Phú Quốc

“Vua” ngọc trai Phú Quốc là “biệt danh” du khách trong nước và nước ngoài đặt cho doanh nhân Hồ Phi Thủy, Giám đốc Công ty Ngọc trai Ngọc Hiền (ảnh bên). Đây là doanh nghiệp duy nhất nuôi cấy ngọc trai ở Phú Quốc hiện nay.
Từ thợ lặn…
Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi học hết phổ thông, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện để học tiếp nên Hồ Phi Hiển quyết định vào Phú Quốc (Kiên Giang) tìm cơ hội lập nghiệp.
Những ngày đầu mưu sinh trên đảo của Hồ Phi Hiển gắn với nghề thợ lặn. Sau đó anh vào làm công ăn lương cho cơ sở nuôi cấy trai của một người Nhật ở xã Dương Tơ. Trong câu chuyện với chúng tôi, anh bảo chính từ những ngày làm việc trong cơ sở ngọc trai của người Nhật, được chủ cơ sở nuôi cấy ngọc giao nhiệm vụ lặn biển, thăm dò và kiểm soát vùng nuôi cũng như việc theo dõi cấy ngọc, anh đã học hỏi, nắm bắt được các kỹ thuật cấy ngọc trai.
Năm 1997, do kinh doanh kém hiệu quả và chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, cơ sở nuôi trai lấy ngọc này bị đóng của. Anh đã mua lại 5 bộ thiết bị cấy ngọc, một số lồng nuôi và chiếc tàu.
Nhớ lại ngày đầu làm chủ cơ sở nuôi trai cấy ghép ngọc, anh Hiển tâm sự, đây là những ngày, tháng khó khăn vì chưa có nhiều kinh nghiệm, vốn. Ban đầu vốn ít, anh chỉ thả nuôi 3.000 con trai giống thử nghiệm. Hơn 2 năm sau, số lượng ngọc trai anh Thủy thu được cho lợi nhuận rất cao. Từ đó có bao nhiêu vốn anh đổ hết vào việc mua sắm trang ngư cụ, thuê thêm nhân công, mở rộng vùng nuôi…
… Đến “vua” ngọc trai
Bén duyên với nghề, cùng những nhạy bén trong kinh doanh, anh đã táo bạo nghĩ đến việc chuyên nghiệp hóa trong kinh doanh, bằng việc thành lập Công ty Ngọc trai Ngọc Hiền.
Hơn 17 năm qua, ngọc trai Ngọc Hiền đã không ngừng phát triển. Từ một cơ sở nhỏ ban đầu, đến nay Ngọc Hiền đã mở rộng lên đến 5 địa điểm nuôi cấy (4 tại Phú Quốc và 1 tại Côn Đảo) với gần 5 triệu con trai giống.
Vừa qua, Ngọc Hiền đã mở thêm showroom tại trung tâm Thị trấn Dương Đông để phục vụ nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch và đầu tư thêm khu nuôi phía Bắc đảo với diện tích nuôi 500 ha với 1 triệu con trai giống.
Dự kiến cuối năm nay Ngọc Hiền sẽ khai trương showroom tại TP. Hồ Chí Minh để trưng bày và giới thiệu sản phẩm… Không chỉ sở hữu hàng triệu con trai giống, Ngọc Hiền còn có hệ thống của hàng trưng bày thành phẩm, đây là điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua mỗi khi đến Phú Quốc.
Theo “Vua” ngọc trai, để làm được một viên ngọc trai hoàn hảo, phải qua rất nhiều công đoạn, từ lúc cấy phôi đến khi thu hoạch trai ngọc phải mất 3 - 7 năm. Để bảo đảm chất lượng của mỗi viên ngọc trai cung cấp ra thị trường, Ngọc Hiền có hẳn một quy trình khép kín với công nghệ hiện đại, do các chuyên gia hàng đầu người Nhật trực tiếp quản lý, đảm nhận từ khâu lựa chọn con giống, thả nuôi, cấy cho đến khi thành phẩm.
Ngọc trai Ngọc Hiền không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được thế giới biết đến bởi chất lượng tuyệt hảo, mẫu mã đa dạng, đáp ứng được các xu hướng thời trang trên thế giới. Hàng năm, Ngọc Hiền cung cấp cho thị trường mỗi năm khoảng 450 nghìn viên ngọc trai, 80% được xuất khẩu (chủ yếu là Nhật Bản, quốc gia hàng đầu về ngọc trai).
Có thể bạn quan tâm

Bão số 8 chưa khắc phục xong hậu quả, bão số 10 lại ập đến, bao mất mát, nước mắt, nghẹn đắng. Cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt sẻ chia từng ngày lương, gói mỳ thì bão số 11 tiếp tục hoành hành cướp đi sản nghiệp của hàng ngàn gia đình miền Trung. Bão lũ liên miên, miền Trung chìm trong biển nước…

Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.

Quả thật, khi lên hồ Suối Hai (thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) hỏi thăm mọi người ai cũng biết đến ông Lã Đức Quảng, với bản chất tần tảo, cần cù chịu khó bám hồ suốt nhiều năm nay để phát triển nghề nuôi thuỷ sản lồng bè.

Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.

Từ đầu tháng 9-2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với UBND xã An Khang (TP Tuyên Quang) tổ chức thí điểm mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cho các hộ gia đình trên địa bàn xã. Sau hơn 3 tháng triển khai, các hộ gia đình tham gia mô hình đều đánh giá là mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.