Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2013 Cơ Bản Được Mùa
Theo Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, mặc dù vẫn còn xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, nhưng về cơ bản vụ nuôi tôm năm nay được mùa ở Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tình hình tôm nước lợ những tháng cuối năm tiếp tục diễn biến khá thuận lợi với sản lượng thu hoạch lớn và giá bán tăng cao.
Hiện tại, giá tôm thương tôm thẻ chân trắng cỡ 60-70 con/kg dao động từ 145.000-150.000 đồng/kg, tôm sú cỡ 40-50 con/kg dao động từ 180.000-190.000 đồng/kg. Đối với diện tích tôm nuôi thu hoạch đúng tuổi người nuôi có lãi bình quân từ 100-150 triệu đồng/ha.
Để hoàn thành tốt vụ nuôi tôm năm 2013 và góp phần thành công vụ nuôi tôm năm 2014, Tổng cục Thủy sản có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố ven biển có nuôi tôm nước lợ tăng cường quản lý nuôi tôm vụ 3 tại địa phương.
Cụ thể, chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường chỉ đạo thời gian xuống giống phù hợp với điều kiện thời tiết từng vùng; khuyến cáo người nuôi thả giống phải qua kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền và đảm bảo chất lượng. Tăng cường quan trắc và cảnh báo môi trường, thông báo kịp thời cho người nuôi để có biện pháp phòng trừ dịch bệnh, hạn chế rủi ro; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các yếu tố đầu vào như chế phẩm sinh học, chất cải tạo môi trường và thức ăn.
Bên cạnh đó, quản lý, chỉ đạo thực hiện nuôi tôm theo quy hoạch, khuyến cáo người nuôi tôm không vì lợi nhuận nuôi tôm năm 2013 mà chuyển đổi diện tích trồng lúa, trồng mía, làm muối... sang nuôi tôm làm phá vỡ quy hoạch.
Related news
Ghé thăm ngôi nhà 3 tầng mới xây trị giá 1,4 tỷ đồng ở bản Nong Nưa, được chủ nhà Lèo Văn Hặc, Bí thư chi bộ bản tiếp chuyện: Nhà có hơn 4 ha cây cà phê đang thời kỳ thu hoạch, năng suất 15 tấn/ha. Vụ vừa qua, gia đình đã thu được trên 60 tấn quả tươi, bán được hơn 700 triệu đồng, trừ hết chi phí cũng lãi được hơn 400 triệu đồng.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ Dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 - 2014, tỉnh đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích lên đến 2.400 ha; phấn đấu đến năm 2020, mở rộng diện tích ca cao lên 5.000 ha.
Thời điểm này, nông dân đang thu hoạch, năng suất trung bình hơn 16 tấn/ha. Cơ quan chuyên môn huyện khuyến cáo nông dân tích cực đưa giống khoai tây này sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR) - nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ - cho biết: Nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, thời gian qua, BDSTAR đã khảo nghiệm các giống mì mới với diện tích 150 ha trên địa bàn xã Cát Lâm (huyện Phù Cát), hai xã Bình Tân và Bình Thuận (huyện Tây Sơn).
Nhờ xuống giống đồng loạt và thường xuyên thăm đồng nên trên diện tích này thiệt hại do rầy nâu và sâu bệnh khác gây ra không đáng kể. Với trà lúa trên, nhiều nông dân địa phương cho biết nếu từ đây đến thu hoạch không xảy ra thiên tai, sâu bệnh bất thường thì năng suất bình quân không dưới 7,5 tấn/ha, kể cả giống lúa Jasmine 85.