Vụ lùm xùm bán lúa dự trữ nhà nước: Đòi khiếu nại tới cùng
Trả lời về những phản ảnh bán 2.335 tấn lúa dự trữ không minh bạch, bà Thới Kim Bình – Phó Chi cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ khẳng định rằng đã làm đúng luật dự trữ, đúng quy trình, bán đúng giá được Bộ Tài chính phê duyệt.
Nói thêm về việc đăng ký mua lúa, bà Bình cho biết không có quy định về hình thức đăng ký.
“Việc những người kia có đăng ký ở Chi cục Dự trữ nhà nước Phú Yên vào ngày 14.10, tôi không biết.
Họ gặp tôi vào chiều 15.10 nhưng trước đó, ngày 14.10 bên tôi đã tiếp nhận sự đăng ký của một số người khác.
Người thì gọi điện thoại, người thì fax.
Khi gặp tôi để đăng ký mua lúa vào ngày 15.10, nhóm người khiếu nại này đã yêu cầu tôi cho họ xem danh sách, ngày giờ những người đăng ký trước họ, nhưng tôi nói rằng họ không có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước phải cung cấp theo ý họ…” – bà Bình nói.
Trụ sở Cục dự trữ nhà nước khu vực Nam trung bộ.
Cũng theo bà Bình, kết thúc ngày 16.10 (ngày bắt đầu mở bán), Chi cục Dự trữ nhà nước Phú Yên chỉ bán được 1 hợp đồng là một ô 335 tấn lúa.
Ngày 19.10, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ xin chỉ đạo và được Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho phép bán nốt 2.000 tấn còn lại.
“Trong ngày 19.10, Chi cục Dự trữ nhà nước Phú Yên ký được 3 hợp đồng và Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ ký được 4 hợp đồng.
Ngày 20.10, ký nốt hợp đồng cuối cùng bán 335 tấn.
Đây là số thóc cuối cùng của lô 2.335 tấn xuất bán đợt này” – bà Bình nói.
Trước đó, trả lời phóng viên , ông Tạ Văn Chùm - Chi cục trưởng Chi cục Dự trữ nhà nước Phú Yên nói: “Chi cục chúng tôi chỉ được giao nhiệm vụ bán một số lúa nhất định (335 tấn – PV).
Lượng lúa còn lại cơ quan cấp trên bán cho ai tôi không được rõ”.
Được biết, vào sáng 21.10, khi nghe thông tin có một người mới được mua 335 tấn lúa vào ngày 20.10, bà Nguyễn Thị Mai Tố Ngọc cùng hai người khác từ Phú Yên đã vào Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ khiếu nại.
“Từ khi bắt đầu đăng thông báo bán số lúa này cho đến ngày mở bán (16.10) chúng tôi chạy đôn đáo xin mua thì nói là hết lúa.
Ngày mở bán đầu tiên, ông Chùm - Chi cục trưởng còn bắt chúng tôi phải ghi giấy thì mới bán 335 tấn cuối cùng mà sao ngày 20.10 vẫn còn lúa để bán, ngày 19 lại bán cả ngàn tấn cho những người khác?” - bà Ngọc đặt câu hỏi.
Bà Nguyễn Thị Ánh (huyện Đông Hòa, Phú Yên) bày tỏ: “Chúng tôi đi đi, về về giữa 2 tỉnh mà chỉ được mua vài chục tấn.
Còn những người không thấy mặt mặt mũi đâu thì được dành cho 2.000 tấn? Tại sao một khối tài sản hơn chục tỷ đồng của nhà nước mà lại có thể thuộc quyền quyết định của mỗi cá nhân bà Bình? Bà Bình hứa bán cho ai thì người đó được mua là lý gì? Tại sao không đấu thầu cho công khai minh bạch?”.
Bà Đặng Thị Cúc (Nha Trang, Khánh Hòa) - một người tham gia mua lúa, nói: “Họ thông báo là bán trực tiếp cho mọi đối tượng nhưng ngay từ đầu chúng tôi đăng ký thì bảo đã hết.
Nghi ngờ có tiêu cực, chúng tôi yêu cầu được xem danh sách ngày giờ, số lượng đăng ký thì họ nói chúng tôi không có quyền coi.
Đến ngày mở bán công khai, chúng tôi chực chờ từ 6 giờ 30 phút sáng đến tối mịt mà không có ai đến mua ngoài 6 người chúng tôi.
Chúng tôi đề nghị được mua toàn bộ số lúa đã thông báo bán nhưng tại sao nhất quyết không bán? Phải chăng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung bộ cố tình giữ 2.000 tấn lại cho “sân sau” của họ? Chúng tôi sẽ khiếu nại việc này cho tới cùng”.
Có thể bạn quan tâm
Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi
UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.
Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.
Ngày 30/5/2012, đoàn cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao tại tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh.
Đến xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ (Long An), ai cũng biết anh Trịnh Văn Bé Sáu là nông dân điển hình thực hiện nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, mỗi năm lãi hơn 500 triệu đồng.