Sản Xuất Lúa Theo Gói Kỹ Thuật SRI Năng Suất Tăng 48%

Hôm qua 16.12, tại TP.Tam Kỳ, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ & phát triển quốc tế (FIDR) tổ chức hội nghị cuối kỳ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa nước cải tiến theo gói kỹ thuật SRI (thuộc Dự án cải thiện an ninh lương thực cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).
Theo ngành nông nghiệp, mô hình SRI được triển khai thực hiện tại 3 huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang từ tháng 4.2012 và sẽ kết thúc vào tháng 3.2015. Thời gian qua, các cơ quan chuyên môn của tỉnh và Tổ chức FIDR đã tiến hành mở 448 đợt tập huấn chuyển giao kỹ thuật theo phương thức cầm tay chỉ việc cho 5.376 lượt nông dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong đó, những đơn vị liên quan tập trung hướng dẫn người dân cách làm phân hữu cơ, chọn nguồn giống chất lượng, tưới nước khoa học, vệ sinh đồng ruộng, quản lý và phòng trừ chuột cũng như các loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Thực tế cho thấy, từ khi áp dụng mô hình này trên tổng diện tích hơn 53ha, năng suất lúa mà nông dân 3 địa phương vừa nêu thu được tăng ít nhất 48% so với trước đây. Nhờ vậy, tình trạng thiếu đói đã giảm đáng kể.
Nguồn bài viết: http://baoquangnam.com.vn/kinh-te/thoi-su-kinh-te/201412/san-xuat-lua-theo-goi-ky-thuat-sri-nang-suat-tang-48-570142/
Có thể bạn quan tâm

Dự án này triển khai 3 mô hình: Phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thành Sơn; thâm canh tổng hợp tại các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp và Thành Sơn; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp kết hợp trồng xen đậu tại xã Sơn Bình.

Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.

Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.

Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.