Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Huy Lợi Thế Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ

Phát Huy Lợi Thế Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ
Ngày đăng: 17/12/2014

Với 3 con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh, trong đó sông Đà và sông Lô được đánh giá là có chất lượng nước tốt nhất trong cả nước, rất phù hợp với việc phát triển cá lồng.

Tuy vậy so với những tỉnh đang phát triển mạnh về cá lồng như Hải Dương, Nam Định, Nam Hà… nghề nuôi cá lồng ở Phú Thọ mới manh nha; tuy nhiên, do có thế mạnh như hệ thống sông ngòi chạy dài, nguồn nước sạch, ổn định.... Đây là những lợi thế mà các tỉnh gần biển khó có được do bị ảnh hưởng bởi thủy triều, nguồn nước không giữ được vệ sinh.

Hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có khoảng hơn 200 lồng cá kiểu mới, tập trung chủ yếu ở các huyện Tam Nông, Thanh Thủy. Theo các kỹ sư của Chi cục Thủy sản khẳng định thì với tổng chiều dài của các con sông chạy qua địa bàn và có khả năng nuôi cá lồng thì Phú Thọ có thể nuôi từ 7.000 đến 8.000 lồng cá. Bình quân mỗi lồng cá có thể đạt từ 5 - 6 tấn, thâm canh tốt có thể lên đến hàng chục tấn sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng tổng sản lượng thủy sản của tỉnh. Cơn lũ cuối tháng 10 vừa qua tuy gây thiệt hại nặng cho các hộ nuôi cá lồng nhưng đó chỉ là thiên tai bất ngờ.

Về cơ bản, nuôi cá lồng mang lại lợi nhuận rất lớn, có thể lãi hàng trăm triệu đồng/lồng/năm. Hơn nữa nhu cầu của thị trường về thủy sản cực lớn. Ngoài thị trường trong tỉnh thì nhu cầu của các thị trường lớn như Hà Nội, Vĩnh Yên, Hòa Bình, Yên Bái… là những “mỏ vàng” dành cho người nuôi thủy sản có thể khai thác. Theo ước tính, mỗi năm chỉ riêng thị trường Hà Nội có nhu cầu trên dưới 400.000 tấn. Tuy nhiên hiện nay Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên mới chỉ đáp ứng được hơn 1/3.

Để nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh có thể phát triển mạnh, bền vững và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, Chi cục Thủy sản đã có kế hoạch trao đổi thông tin thị trường với các tỉnh lân cận; xây dựng chuỗi cửa hàng bán sản phẩm thủy sản an toàn, được cấp chứng chỉ trong đó có tên và địa chỉ người nuôi để người mua có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xuất xứ; trọng lượng cá; ngày đánh bắt; các loại thuốc đã sử dụng; thời gian cách ly…

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc thay thế các loại lồng cá kiểu cũ bằng tre, nứa sang lồng loại mới bằng sắt vừa thuận tiện vệ sinh, vừa thông thoáng tạo điều kiện cho cá tăng trưởng tốt. Theo tính toán, chi phí làm lồng bằng tre nứa và lồng sắt tương đương nhau trong khi lồng sắt kiểu mới có thể nuôi được lượng cá nhiều hơn; thu hoạch dễ dàng hơn.

Những người nuôi cá lồng cũng cần thành lập hiệp hội hoặc 1 tổ chức để có thể thống nhất ngày thu hoạch, giá bán, tránh tư thương ép giá.

Theo anh Nguyễn Văn Hợp, người nuôi cá lồng ở khu 6, xã Quang Húc, huyện Tam Nông cho biết: Bình thường giá cá lăng chấm, diêu hồng có thể bán với giá 55.000 đến 60.000 đồng/kg nhưng nếu qua tay tư thương thì chỉ có thể bán với giá 40.000 đến 45.000 đồng/kg.

Hơn nữa tư thương họ cũng có mối liên hệ với nhau, thống nhất cùng nhau ép giá. Nếu người nuôi cá không liên kết với nhau, không có tổ chức thì thiệt hại khá lớn. Vì vậy những người làm nghề nuôi cá lồng như chúng tôi rất cần có tổ chức, hiệp hội vừa thuận tiện quản lý trong khâu thả cá, thu hoạch vừa dễ dàng hơn trong việc tìm và điều tiết thị trường tiêu thụ.

Chi cục Thủy sản hiện đang xây dựng kế hoạch phát triển đến năm 2015 toàn tỉnh sẽ có khoảng 2.000 - 2.300 lồng cá, đến năm 2020 sẽ có khoảng 5.000 lồng, tập trung ở các huyện có điều kiện thuận lợi như Tam Nông, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Việt Trì, Phù Ninh…

Khi đó  tổng sản lượng thủy sản của tỉnh sẽ được nâng lên đáng kể, góp phần không nhỏ giúp người dân làm giàu. Để làm được việc đó, ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về lợi thế của nghề nuôi cá lồng; mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng trừ bệnh cho cá; tham mưu với UBND tỉnh có chính sách khuyến khích phát triển cá lồng…

Lợi thế để phát triển cá lồng của Phú Thọ rất rõ ràng nhưng mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ. Khai thác hết được tiềm năng đó sẽ góp phần đưa tỉnh ta trở thành một trong những tỉnh mạnh về thủy sản, góp phần đưa kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng đi lên.

Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201412/phat-huy-loi-the-nuoi-ca-long-o-phu-tho-2383087/


Có thể bạn quan tâm

Hấp dẫn loại cây chỉ cần cắm xuống nước mặn, dân thu tiền triệu mỗi ngày Hấp dẫn loại cây chỉ cần cắm xuống nước mặn, dân thu tiền triệu mỗi ngày

Nhiều năm qua, người dân thôn Hòa Bình (xã Tam Hòa, huyện Núi Thành) đã chuyển dần từ vuông nước mặn nuôi tôm sang trồng rong câu chỉ vàng cho thu nhập cao.

18/08/2020
Nuôi ốc bươu đen trong bể bạt thu nhập gần 100 triệu đồng/năm Nuôi ốc bươu đen trong bể bạt thu nhập gần 100 triệu đồng/năm

Hiện tại, trung bình mỗi tháng ông Tươi xuất bán khoảng 4.000 con ốc giống, thu về hơn 2 triệu đồng.

19/08/2020
Mô hình VAC thu tiền tỷ của lão nông Cao Bằng Mô hình VAC thu tiền tỷ của lão nông Cao Bằng

Trải qua những thất bại khi khởi nghiệp, nhưng nhờ nỗ lực mà đến nay ông Ma Văn Lê đã có trong tay mô hình VAC giá trị hàng tỷ đồng.

25/08/2020
Bỏ nghề lái xe về trồng sen, thu nửa tỷ/năm Bỏ nghề lái xe về trồng sen, thu nửa tỷ/năm

Bỏ nghề lái xe đường dài, anh Đoàn về quê cùng 2 người khác thuê ruộng bỏ hoan trồng sen bán hoa và củ, năm 2019 thu về hơn 500 triệu đồng.

07/09/2020
Nuôi lươn giống làm giàu tại Cần Thơ Nuôi lươn giống làm giàu tại Cần Thơ

Mô hình này có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp, dễ chăm sóc, lợi nhuận cao. Tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, ông Nguyễn Văn Khuynh, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân

09/09/2020