Vụ lúa hè thu Mỹ Chánh xây dựng 100ha lúa theo hướng VietGAP

Mô hình này cũng áp dụng các tiêu chí giống như cánh đồng lúa lớn nhưng chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lúa chất lượng cao, từ khâu canh tác, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cho đến thu hoạch và sau thu hoạch.
Tham gia mô hình, nông dân còn được ngành chuyên môn tập huấn về kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng VietGAP, sạ hàng theo phương pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, phòng trừ sâu bệnh theo hướng sinh học là chính, được cấp sổ tay ghi chép để quản lý chi phí và có thể truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, xã Mỹ Chánh phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn phân bón Lio Thái bán phân cho nông dân trả chậm theo giá gốc và hỗ trợ 30.000 đồng/01 bao phân.
Được biết, mô hình đang xuống giống, với các giống lúa như OM4900, OM5451.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.

Năm 2010, năm phát triển mạnh nhất, diện tích atisô Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha. Không chỉ là cây thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng mà atisô Đà Lạt còn được Bộ Y tế đưa vào bộ hồ sơ "dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển" của quốc gia. Trong bộ hồ sơ này, atisô là một trong 6 dược liệu được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu (cùng với sâm Ngọc Linh, đại hồi, trinh nữ hoàng cung, quế và tràm).

Huyện M’Đrak là vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Niên vụ này (2011- 2012), toàn huyện có trên 7.000 ha mía. Hiện giá mía giảm, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, cháy… khiến người trồng mía nơi đây đang đứng trước tình cảnh khó khăn.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đến giữa tháng 6, dịch bệnh trên tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại trên 35.000ha và đang diễn biến rất phức tạp.