Câu được cá sủ vàng ở Quảng Bình giá nửa tỷ đồng
Chiều 25.11, chính quyền xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết, gia đình anh Nguyễn Tiến Nhật đang nuôi giữ một con cá sủ vàng quý hiếm vừa được đánh bắt từ biển lên.Vào sáng hôm trước, anh Nhật - người câu được cá sủ vàng ở Quảng Bình tại khu vực cầu cảng Gianh.
Theo quan sát, con cá dài khoảng 50 cm, trên lưng vảy màu đậm và trắng dần ở dưới bụng, vây cá màu đỏ.
Thông tin nhanh chóng lan rộng khiến hàng trăm người đổ về nhà anh Nhật, xem con cá hiếm này.
Chính quyền xã phải cắt cử lực lượng công an giữ gìn trật tự tại khu vực nhà anh Nhật.
Đã có thương lái định giá con cá này đến nửa tỷ đồng nhưng anh Nhật - người câu được cá sủ vàng ở Quảng Bình vẫn chưa bán.
Gia cảnh anh Nhật khó khăn, bố mẹ mất sớm nên 4 anh chị em tự nuôi nhau khôn lớn.
Qua xác minh, ông Hoàng Viết Thông, Phó chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình khẳng định, con cá anh Nhật bắt được chính làcá sủ vàng quý hiếm.
Loài này chưa được đưa vào danh mục bảo vệ của nhà nước nên người dân vẫn được phép đánh bắt và mua bán.
Cá sủ vàng phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc.
Chúng được thương lái săn lùng và trả giá cao bởi giá trị trong dinh dưỡng và y học.
Bong bóng cá sủ vàng dùng làm chỉ khâu tự hủy trong phẫu thuật, trong khi thịt cá dùng làm thực phẩm bổ dưỡng.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.
Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.
Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.
Phần lớn diện tích cây cà phê Catimor tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được trồng trong giai đoạn 1990-1991. Tính đến nay tuổi thọ trung bình đã hơn 20 năm trong khi chu kỳ khai thác hiệu quả nhất của cây cà phê vào khoảng 12 đến 15 năm.
Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.