Lúa chết hàng loạt, nông dân khóc ròng
Số diện tích này hầu hết là lúa trên đất lúa tôm tại địa bàn không phải là chuyên sản xuất lúa của hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Theo Sở NNPTNT Bạc Liêu cho đến nay số diện tích thiệt hại lên đến trên 8.000 ha, chủ yếu ở huyện Hồng Dân, Phước Long và một phần của huyện Giá Rai.Lúa chết hàng loạt trên đất tôm chết do độ mặn cao.
Theo ông Trịnh Hoài Thanh, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu, nguyên nhân do năm nay kết thức mùa mưa sớm hơn trung bình hàng năm nên hầu hết độ mặn trên những kinh rạch còn cao, chưa có điều kiện rửa phèn mặn sau khi đã kết thúc mùa tôm chuẩn bị cho vụ lúa trên đất lúa tôm.
Tại Cà Mau thiệt hại lúa trên đất tôm lên đến con số trên 2.000 ha nằm rải rác ở hầu hết các địa phương có diện tích sản xuất lúa trên đất tôm.
Tại xã Trí Phải nhiều diện tích lúa trên đất tôm đã thiệt hại gần như không thể cứu chữa được do độ mặn quá cao cây lúa không thể phát triển được.
Bà Phạm Thị Siếu, ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình sản xuất gần 2 ha lúa trên đất tôm.
Lúa chết hàng loạt, tôm cũng khó nuôi.
Bà than vãn “Bây giờ lúa chết hết rồi, tôi không biết làm sao, mong nhà nước xem đây là thiên tai để hỗ trợ cho gia đình, bởi không thể khắc phục được”.
Lúa chết, tôm nuôi của bà cũng gặp khó do độ mặn trong vuông tôm quá cao, có khả năng mùa tôm sau không hiệu quả.Lúa chết không thể khắc phục được.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NNPTNT huyện Thới Bình, Cà Mau nhận định “Năm nay bà con trồng lúa trên đất tôm sẽ gặp khó kết thúc mùa mưa sớm, nắng nóng kéo dài, khả năng lúa bị thiệt hại nhiều.
Qua kinh nghiệm nhiều năm cho thấy nếu lúa trên đất tôm mất kéo theo mùa tôm cũng sẽ khó khăn.
Chúng tôi chính thức khuyến cáo người dân dừng cấy lúa trên đất tôm từ đầu tháng 11 dù rằng không đạt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao”.
Một vụ mùa mới đang chỉ bắt đầu ở khâu xuống giống đã gặp phải khó khăn, người nông dân sẽ thêm nhiều bất trắc khi đợi chờ đến ngày thu hoạch cho trà lúa trên đất tôm một thời được mệnh danh là cứu cánh cho toàn vùng chuyển đổi của Cà Mau – Bạc Liêu.
Có thể bạn quan tâm
Ca cao đang đứng trước “thời cơ vàng” để phát triển, khi dự báo nhu cầu sử dụng hạt tại nhiều nước phục vụ chế biến vào năm 2020 lên khoảng 1 triệu tấn. Tuy nhiên, trồng như thế nào, diện tích bao nhiêu và tiêu thụ ở đâu,… là những vấn đề đặt ra.
Theo thông tin từ một số nhà vườn trồng thanh long tại các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom (Đồng Nai), giá thanh long ruột đỏ bán tại vườn hiện dao động ở mức 15-20 ngàn đồng/kg, tăng khoảng từ 7-10 ngàn đồng/kg; thanh long ruột trắng hiện có giá từ 7-10 ngàn đồng/kg, tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg so với thời điểm giữa tháng 6-2014.
Thời gian gần đây, người dân ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của nhiều hộ dân.
Thông qua trung tâm nông nghiệp huyện, từ đầu năm đến nay, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện Đam Rông phát triển sản xuất, chăn nuôi trong các chương trình dự án lên đến trên 3,996 tỷ đồng, bao gồm: Chương trình trợ giá cây giống cà phê Robusta, sầu riêng giống mới cho người dân các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Liêng S’rônh, Rô Men, Phi Liêng, Đạ K’Nàng, với tổng kinh phí 322,5 triệu đồng;
Thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) được nhiều người quen gọi là “Xóm Ao”. Bởi tại đây có rất nhiều nông hộ đang triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình thả cá kết hợp chăn nuôi, với khoảng 10ha diện tích ao hồ. Trong số đó có anh Nguyễn Phúc Lợi.