Cá cảnh Việt Nam chưa thể vượt vũ môn
Trung tâm cá cảnh cả nước
Theo Cục Thống kê TP.HCM, sản lượng cá cảnh toàn thành phố năm 2014 đạt 90 triệu con, năm nay ước đạt 120 triệu con.
Giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 10 - 12 triệu USD.
Nếu năm 2003, toàn thành phố có 150 cơ sở sản xuất cá cảnh thì đến tháng 11.2015, con số này đã tăng lên 215 cơ sở, tập trung ở các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi...
Ông Trần Văn Sơn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM nhận định, khí hậu nhiệt đới của TP.HCM thích hợp phát triển nhiều loài cá cảnh, có thể sản xuất được nhiều loài và sản xuất được quanh năm.
Hiện tại, hầu như các loại cá cảnh trên thế giới đều đã có ở Việt Nam.
Ngoài ra, theo ông Sơn, với vị trí là trung tâm kinh tế năng động, TP.HCM còn có lợi thế trong việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cá cảnh.
Đây cũng là nơi tập trung đông nghệ nhân nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh và yêu nghề…
Người nuôi vẫn tự mò mẫm
Mặc dù hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng sản xuất, kinh doanh cá cảnh ở TP.HCM vẫn mang tính tự phát, hầu hết có quy mô nhỏ lẻ nên không đáp ứng được các đơn hàng số lượng lớn.
Bên cạnh đó, một số cơ sở xuất khẩu cá cảnh biển còn bị động do phụ thuộc lớn vào việc thu gom của ngư dân...
Ông Lê Hữu Thiện – Tổng Giám đốc Công ty CP Sinh vật cảnh Thiên Đức (huyện Củ Chi) cho rằng, hiện tại, người nuôi cá cảnh ở TP.HCM gần như phải tự mò mẫm để đối phó với bệnh dịch và các vấn đề về bệnh học khác khi nuôi cá.
Do đó, việc phòng, trị bệnh cho cá gặp nhiều khó khăn.
Ông Thiện cho rằng cần thành lập một trung tâm hoặc địa chỉ chính thống, tập hợp những nhà chuyên môn về cá cảnh, chuyên nghiên cứu, hỗ trợ nông dân khi gặp các vấn đề bệnh dịch… Ngoài ra, cũng cần hỗ trợ phát triển các sản phẩm phụ kiện như hồ cá, máy lọc nước, rong, tảo...
Hiện nay những sản phẩm này đều phải nhập khẩu do việc sản xuất trong nước rất hạn chế.
Ông Trần Đình Vĩnh – Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM cho biết, cần chú trọng bảo tồn nguồn gen cá cảnh, trên cơ sở đó lai tạo ra các giống mới, giúp đa dạng hóa chủng loại, đáp ứng nhu cầu thị trường.
“Hiện thành phố đã đề xuất hình thành trung tâm giao dịch cá cảnh tại chợ Bình Điền và siêu thị cá cảnh từ 2 chợ cá cảnh hiện nay là khu vực đường Nguyễn Thông - Lý Chính Thắng (quận 3) và đường Lưu Xuân Tín (quận 5).
Đồng thời có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất tại các huyện có tiềm năng như Củ Chi, Hóc Môn; cũng như tổ chức triển lãm quốc tế cá cảnh trong năm 2016” - ông Vĩnh cho biết.
Theo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, cá cảnh ở TP.HCM đã được xuất khẩu tới khoảng 45 quốc gia.
Trong đó, châu Âu chiếm 70%, châu Mỹ và châu Á chiếm 30%.
Doanh số bình quân hằng năm mỗi hộ sản xuất, kinh doanh cá cảnh đạt từ 80 - 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi lượng ngô (bắp) nhập khẩu những tháng đầu năm tăng đột biến thì trong nước, nông dân nhiều nơi đang khóc ròng vì ngô vào chính vụ nhưng giá giảm mạnh.
Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết từ đầu tháng 4 đến nay đã có 7 hợp tác xã và tổ hợp tác ở các vùng ven biển thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải bước vào vụ thu hoạch với hơn 740ha bãi nuôi nghêu, tổng sản lượng ước đạt 4.200 tấn nghêu thương phẩm, doanh thu khoảng 32 tỷ đồng.
Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, do ảnh hưởng của việc giá cá tra thương phẩm giảm thấp trong thời gian dài nên nhu cầu con giống phục vụ thả nuôi không cao dẫn đến tình hình sản xuất giống giảm.
Hội nông dân (ND) TP.Điện Biên Phủ đang triển khai thí điểm trồng khoai lang Hoàng Long trên đất lúa một vụ tại bản Tà Lèng (xã Tà Lèng) và bản Phiêng Lơi (xã Thanh Minh). 20 hộ tham gia mô hình với tổng diện tích 1ha.
Những năm gần đây, ND ấp Thới Phước 1 (Tân Thạnh, Thới Lai, Cần Thơ) ngoài 2 vụ lúa còn có thêm thu nhập từ trồng dưa hấu. Bà con bảo: “Công lớn là nhờ chú Danh”.