Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vụ Đông Ở Phù Ninh

Vụ Đông Ở Phù Ninh
Ngày đăng: 06/10/2014

Những ngày cuối tháng 9 cũng là thời điểm bà con nông dân trên địa bàn huyện Phù Ninh khẩn trương thu hoạch lúa mùa để làm vụ đông cho kịp thời vụ.

Bà Nguyễn Thị Bảo, xã Phù Ninh cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào ruộng, gặt xong lúa mùa là gieo trồng ngô ngay. Ruộng nào không kịp trồng ngô thì trồng rau, dưa chuột. Ngô để phục vụ chăn nuôi,  rau, dưa thì đem ra chợ bán.

Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.

Từ nhiều năm qua, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính. Tuy nhiên,  sản xuất vụ đông ở huyện Phù Ninh vẫn chưa bền vững cả về diện tích, năng suất và sản lượng.  Đặc biệt vụ đông năm nay gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết diễn biến bất thường, mưa bão gây ảnh hưởng đến thu hoạch lúa mùa và trồng cây vụ đông.

Sự thiếu hụt về lao động do lực lượng lao động trẻ chuyển sang làm công việc khác có thu nhập cao hơn cũng đã khiến sản xuất vụ đông không ít khó khăn. Tuy nhiên xác định vụ đông vẫn là vụ quan trọng góp phần hoàn thành chỉ tiêu tổng sản lượng lương thực cả năm, huyện đã tập trung chỉ đạo khắc phục khó khăn trong sản xuất vụ đông để đạt mục tiêu đề ra.

Trên thực tế, cây ngô vẫn đóng vai trò chủ đạo, ngoài ra cần mở rộng diện tích, đa dạng hóa các cây rau màu khác có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.  Vụ đông năm nay huyện có kế hoạch gieo trồng  khoảng 1.300ha cây vụ đông, trong đó có  800ha ngô, còn lại là: Đỗ, đậu, lạc và rau các loại.

Để chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra,  huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc tập trung chỉ đạo sản xuất vụ đông năm 2012.

Theo đó, các xã, thị trấn phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện tốt kế hoạch huyện giao. Sau khi tổng kết rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo sản xuất vụ đông năm 2013, các xã, thị trấn phát động phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất vụ đông.

Theo chỉ đạo của huyện, các xã, thị trấn đã tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích đất màu, đất lúa để bố trí mở rộng tối đa diện tích cây vụ đông.

Các xã, thị trấn cũng đã củng cố, kiện toàn BCĐ sản xuất vụ đông, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc. Huyện cũng đã chỉ đạo tập trung thu hoạch  nhanh gọn lúa mùa, giải phóng đất sớm để gieo trồng cây vụ đông cho kịp thời vụ.

Tổ chức tập huấn cho người dân trực tiếp sản xuất nắm chắc các biện pháp kỹ thuật về làm đất tối thiểu, kỹ thuật làm ngô bầu để tranh thủ thời vụ, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vụ đông để tránh tình trạng trồng xong không chăm sóc, bảo vệ gây lãng phí, thiệt hại sản xuất; đồng thời tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt các dịch vụ thủy lợi, giống, phân bón… kịp thời, đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng chủng loại.

Huyện cũng đã phân công cán bộ trực tiếp phụ trách các xã, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên giám sát địa bàn được phân công, kiểm tra đôn đốc các xã thực hiện nghiêm túc kế hoạch được giao; yêu cầu các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị tập trung cao độ cho công tác chỉ đạo thực hiện sản xuất vụ đông nhằm tạo ra chiến dịch lớn, rộng khắp trong nhân dân để hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ đông.

Để đạt năng suất, sản lượng cao, đối với cây ngô trên đất chuyên màu ở Phù Ninh bố trí trồng các giống ngô dài ngày DK888, LVN10, NK4300… Các cây có giá trị kinh tế cao như: Bí đỏ, dưa chuột lai, lạc thu đông…

Trên đất 2 lúa, chủ động tưới tiêu sử dụng các giống ngô LVN4, LVN99, C919, DK999, NK4300… phải đặt bầu xong trước ngày 30-9. Sau ngày 5-10, bố trí chuyển trồng cây trồng khác phù hợp như: Khoai lang, khoai tây, dưa chuột, rau xanh.

Cùng với việc khẩn trương gieo trồng các cây vụ đông trên đất 2 lúa cho kịp thời vụ, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung chăm sóc cây vụ đông đã trồng, chú ý phòng trừ sâu bệnh trên cây ngô đất bãi đã lên xanh.


Có thể bạn quan tâm

Loạn Sân Nghêu Loạn Sân Nghêu

Sân nghêu khoảng 300ha ở khu vực cồn Chày Mười (thuộc ấp Thới Hòa 1 và Thới Hòa 2, xã Thới Thuận, Bình Đại, Bến Tre) từ đầu tháng 5 đến nay luôn trong tình trạng hết sức căng thẳng, bởi những người trộm nghêu tấn công!

03/06/2014
Giống Cây Ăn Trái Thuận Lợi Đầu Ra Giống Cây Ăn Trái Thuận Lợi Đầu Ra

Tại nhiều cơ sở và điểm kinh doanh cây giống ở TP Cần Thơ, giống cam sành, quýt đường và chôm chôm (loại 2-3 cơi lá) đang có giá 18.000-20.000 đồng/cây; bưởi da xanh, vú sữa lò rèn: 25.000 đồng/cây. Giá giống cây măng cụt (loại 3 cơi lá) và xoài cát Hòa Lộc, xoài Đài Loan khoảng 28.000- 30.000 đồng/cây.

03/06/2014
71 Ha Cây Trồng Vụ Hè Thu Bị Hạn 71 Ha Cây Trồng Vụ Hè Thu Bị Hạn

Đến ngày 2.6, trên địa bàn xã đã có 71 ha cây trồng bị thiếu nước tưới, trong đó có 35 ha lúa và 36 ha hoa màu, tập trung tại các thôn Thanh Sơn 20 ha, Thuận An 16 ha, Tân An 14 ha, Thuận Hòa 12 ha, Tân Lập 9 ha.

03/06/2014
Cảnh Báo Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt Cảnh Báo Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt

Thứ trưởng Tám đề nghị tăng cường kiểm tra. Theo đó, đối với những trường hợp trót nuôi thả thì sau khi thu hoạch không để nuôi thả trở lại, không để phát sinh thêm trường hợp nuôi mới…

03/06/2014
Vân Quang 14 Giống Lúa Lai Chất Lượng Cao Vân Quang 14 Giống Lúa Lai Chất Lượng Cao

Giống lúa này được Bộ NNPTNT công nhận chính thức từ năm 2007. Vụ xuân 2014, chi nhánh SSC tại Hà Nội đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Vụ Bản (Nam Định) xây dựng mô hình gieo cấy giống lúa lai Vân Quang 14 tại xã Đại Thắng quy mô 7ha, với 39 hộ dân tham gia.

03/06/2014