Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Hơn 1.724 Tỷ Đồng

Tổng giá trị sản xuất toàn ngành trong năm 2014 là hơn 1.903 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch, so năm 2013 tăng hơn 310 tỷ đồng
Ngày 6/11/2014, ông Châu Hoàng Nghĩa, Phó chủ tịch UBND huyện Duyên Hải chủ trì hội nghị tổng kết Nông nghiệp – Thủy sản của huyện năm 2014.
Báo cáo tại hội nghị cho biết: Tổng giá trị sản xuất toàn ngành trong năm 2014 là hơn 1.903 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch, so năm 2013 tăng hơn 310 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất thủy sản là hơn 1.724 tỷ đồng, đạt 114% so kế hoạch, tăng hơn 297 tỷ đồng so năm 2013.
Tổng sản lượng nuôi trồng, khai thác 62.856 tấn tôm cá các loại, đạt 117% kế hoạch, tăng 10.219 tấn so với năm 2013. Sản lượng nuôi trồng là 29.206 tấn, tăng 5.069 tấn so năm 2013; trong đó, tôm sú 7.530 tấn, tôm thẻ chân trắng 6.743 tấn, cua 6.685 tấn…
Vụ nuôi tôm năm 2014 toàn huyện có 10.701 hộ thả nuôi hơn 1 tỷ 356 triệu con tôm sú giống trên diện tích hơn 14.120 ha mặt nước. Kết quả có 8.554 hộ nuôi có lãi, chiếm 79,9% hộ nuôi tôm sú có lãi.
Tôm thẻ chân trắng có 1.830 hộ thả nuôi hơn 797 triệu con giống trên diện tích hơn 1.114 ha mặt nước, năng suất bình quân 2,62 tấn/ha. Kết thúc vụ nuôi có 1.236 hộ nuôi có lãi, chiếm 67,5% số hộ nuôi. Và có 8.673 hộ thả nuôi 85,5 triệu con cua giống trên diện tích 12.160 ha, chủ yếu là nuôi kết hợp với tôm sú quãng canh cải tiến.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 2.846 hộ khai thác thủy hải sản trên sông, trên biển với hơn 17.436 phương tiện khai thác các loại.. Tổng nguồn vốn đầu tư phục vụ cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện năm 2014 là hơn 1.312 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư trong dân là hơn 1.070 tỷ đồng, vốn vay 242 tỷ đồng.
Nhìn chung, nghề nuôi trồng thủy sản của huyện Duyên Hải trong năm 2014 tăng cả về quy mô và sản lượng tôm thương phẩm. Tuy nhiên, theo đánh giá tại hội nghị thì ngành nông nghiệp, thủy sản của huyện còn nhiều yếu kém toòn tại là, công tác quy hoạch, nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như: thủy lợi, điện, đường…phục vụ sản xuất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tốc độ tăng trưởng hiện tại của ngành nông nghiệp, thủy sản chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tổ chức lại sản xuất còn chậm.
Do đó, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển và phát triển bền vững trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản thì cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào các Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất trên tất cả các lĩnh vực.
Đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề về chất lượng con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, vốn hỗ trợ sản xuất, chính sách hỗ trợ cho đánh bắt xa bờ, giải pháp cho tiêu thụ sản phẩm, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, đa dạng con nuôi để hạn chế rủi ro…
Năm 2015 huyện Duyên Hải sẽ tập trung phát triển ngành sản xuất thủy sản toàn diện ở các vùng mặn, lợ và ngọt; duy trì tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản, giá trị thủy sản ổn định trong cơ cấu kinh tế của huyện. Với mục tiêu đạt tổng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản là 63.430 tấn tôm, cá các loại. Trong đó: sản lượng nuôi trồng 29.880 tấn, gồm: tôm sú 7.200 tấn, tôm thẻ chân trắng 7.000 tấn, cua 7.000 tấn, tôm càng xanh 230 tấn, cá các loại 5.500 tấn, nhuyễn thể 450 tấn; khai thác 33.550 tấn. Tổng sản lượng lúa 9.450 tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm 219.270 con, trong đó gia súc 29.270 con.
Nguồn bài viết: http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDIws_QzcPIwP_AFNLA08nI28jd9cAA4MQE_2CbEdFAPBcwPA!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/Huyen%20Duyen%20Hai/huyen+duyen+hai/tin+tuc+su+kien/tin+noi+bat/tknnts
Có thể bạn quan tâm

Những ngày cuối năm, nông dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) tất bật chăm bón rau màu chuẩn bị thu hoạch cung ứng cho thị trường vào dịp tết. Trung bình mỗi ngày làng rau này xuất bán 2 tấn rau các loại cho các chợ và siêu thị lớn tại miền Trung.

Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.

“Đa phần nông dân vùng ven Tuy Hòa này đều trông vào mấy chậu hoa để kiếm chút tết. Đất đai ngày càng hiếm. Nhu cầu cất nhà nhiều quá, đẩy giá đất lên, nhiều bà con cứ cắt đất sản xuất để bán ăn dần. Thành ra nông dân “tay không”, phải đi thuê đất trồng hoa, làm chỉ có huề vốn. Vì vậy, thấy đất bằng mà bỏ không nhiều năm, bà con đánh liều rủ nhau… làm đại!” - bà Thái Thị An ở khu phố Ninh Tịnh 5, phường 9, cho hay.

Lão nông Nguyễn Văn Hưng ở ấp Mỹ Hòa cho biết: “Vụ đông xuân năm trước, tôi làm 7.000m2 lúa OM 5451, bán với giá 5.700 đồng/kg. Năm nay chỉ còn 4.700 đồng/kg; mỗi 1 công lúa (1.000m2) thất thu khoảng 1 triệu đồng. Trừ tất cả các chi phí thì lời không nhiều”.

Macadamia còn được gọi là cây Maca, đang được các phương tiện truyền thông ở nước ta coi là "cây trồng tỷ đô", hoặc "cây hoàng hậu" bị nông dân "hững hờ". Vậy, giá trị và giá cả thực tế của cây này ra sao, khả năng phát triển ở Việt Nam như thế nào?