Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Phú Hữu Bức Xúc Vụ Bắp Chết

Nông Dân Phú Hữu Bức Xúc Vụ Bắp Chết
Ngày đăng: 09/11/2014

Uất ức do thua lỗ nặng nề, vì bắp chết hàng loạt, mà không có sự hỗ trợ nào, 53 hộ nông dân trồng bắp lai ở xã Phú Hữu đã kiện Công ty Dekalb (doanh nghiệp cung cấp giống bắp) ra tòa án nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Cuối tháng 6 và đầu tháng 12-2013, báo chí đã phản ánh về tình trạng bắp lai bị chết hàng loạt hoặc cho năng suất rất thấp ở một số xã của huyện An Phú. Số bắp chết hoặc cho năng suất thấp đều là giống bắp DK 9901, DK 6818, DK 8868…do Công ty Dekalb (phường 6, quận 3, TP. HCM) cung cấp. Sau phản ánh của báo chí, cuối tháng 6 - 2013, đại diện Công ty Dekalb đến xác minh hiện trạng. Nông dân được hứa hẹn sẽ có “hậu kiểm”, xác định nguyên nhân để có hướng hỗ trợ…

Tuy nhiên, nhiều tháng trôi qua, những người nông dân này vẫn phải “loay hoay trên đống nợ” (nợ tiền giống, phân, thuốc mua thiếu, chịu lãi ở các đại lý…) mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ công ty. Bức xúc, 53 nông dân bị lỗ (nặng nhất do bắp chết) ở ấp Phú Thành (xã Phú Hữu) đã gởi “đơn kêu cứu” đi nhiều nơi. Cuối cùng, họ cũng chỉ nhận được những… lời hứa “sẽ hậu kiểm, sẽ xem xét…”.

“Chờ lâu, tức quá, hàng chục nông dân chúng tôi tự “hậu kiểm” bằng cách hùn nhau trồng gần cả chục công bắp (giống của Công ty Dekalb). Khoảng hơn hai tháng sau, khi bắp vừa ra trái thì cũng chết sạch” – ông Dương Văn Tỷ, nông dân ấp Phú Thành, xã Phú Hữu, than vãn.

Ông Tỷ cho biết thêm, 53 nông dân đứng đơn đều là “con nợ” của đại lý, người nào ít cũng ba, bốn chục triệu đồng; có người thì năm, sáu chục triệu đồng; có người còn nhiều hơn nữa. Nhiều người đã phải bỏ nhà… tìm việc làm nơi khác để trốn nợ. “Tôi lỗ quá nặng, trồng được 28 công, mà thu hoạch bình quân chỉ có 200 kg/công. Tính ra lỗ đứt đường, hiện tôi còn thiếu nợ đại lý Ngọc Hạnh hơn 60 triệu đồng. Tôi và bà con nông dân ở đây mua bắp giống này (bắp giống của Công ty Dekalb) hơn cả chục năm nay, vậy mà mấy ổng (Công ty Dekalb) chẳng hỗ trợ chúng tôi được một đồng” - ông Tỷ bức xúc.

Ông Tỷ cho biết, chính vì quá bức xúc trước cách hành xử của Công ty Dekalb mà mới đây, 53 hộ nông dân bị thất thu nặng đã chính thức khởi kiện Công ty Dekalb ra Tòa án nhân dân huyện An Phú. “Hậu kiểm” là để xác định nguyên nhân bắp chết, từ đó xác định trách nhiệm… đó là vấn đề pháp lý. Nhưng, trong tình cảnh nông dân lâm vào chỗ khốn khổ như hiện nay “sao không lấy đạo lý ra xét trước”. Đó cũng là câu hỏi mà nông dân đang gánh nợ vì bắp chết ở huyện An Phú đặt ra.

Ông Cao Xuân Điệu, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hữu cho biết, đã nhiều lần phản ánh vấn đề nông dân khốn khó vì đợt bắp chết hàng loạt vừa qua, nhưng chưa thấy ngành chức năng phản hồi. “Bản thân tôi cũng rất xót xa trước cảnh nông dân nợ nần vì bắp chết, năng suất thấp, lỗ nặng. Từ đó đến nay, phía công ty cung cấp giống (Công ty Dekalb) cũng chưa một lần đến bàn về vấn đề hỗ trợ nông dân hay tìm nguyên nhân…” – ông Điệu bức xúc.

“Thật là bất công khi bỏ mặc nông dân chúng tôi trong hoàn cảnh này. Chúng tôi yêu cầu Công ty Dekalb phải đến địa phương đối thoại với nông dân và thực hiện lời hứa cũng như giải thích rõ ràng nguyên nhân bắp chết. Đồng thời, qua cơ quan công quyền, chúng tôi hy vọng sẽ được giải quyết thỏa đáng những bức xúc; buộc nhà cung cấp giống phải chia sẻ, khắc phục hậu quả do bắp chết, năng suất quá thấp”– ông Dương Văn Tỷ, người đại diện cho 53 nông dân đứng đơn khởi kiện, cho biết.

“Tôi nghĩ trước mắt, Công ty Dekalb nên hỗ trợ cho nông dân, vì họ thiệt hại nặng quá. Nông dân mua bắp giống của công ty hơn chục năm nay, nghĩa là công ty đã kinh doanh ở đây nhiều năm, đã có lợi nhuận thì trích một phần để hỗ trợ nông dân – khách hàng trong lúc khốn khó này mới hợp đạo lý” – ông Cao Xuân Điệu, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hữu, đề nghị.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân Huyện Điện Biên Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân Huyện Điện Biên

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, kinh nghiệm sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trong những năm gần đây, huyện Điện Biên đã chú trọng phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại tổng hợp mang lại hiệu quả cao.

27/08/2013
Thành Công Bước Đầu Với Nghề Nuôi Cá Sấu Thương Phẩm Thành Công Bước Đầu Với Nghề Nuôi Cá Sấu Thương Phẩm

Hiện nay, lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá sấu đem lại thành công bước đầu, góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

29/08/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Chép Thâm Canh Ở Gia Minh Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Chép Thâm Canh Ở Gia Minh

Với diện tích mặt nước rộng, nguồn nước sạch dồi dào, Gia Viễn (Ninh Bình) có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay đa số nông dân vẫn nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến, hoặc bán thâm canh; kỹ thuật nuôi thấp, thường dựa theo kinh nghiệm nên sản lượng toàn vùng vẫn chưa cao.

29/08/2013
Nuôi 15.000 Con Chim Đà Điểu Nuôi 15.000 Con Chim Đà Điểu

Từ năm 2004 đến nay, Trung tâm giống Đà điểu Khatoco Ninh Hòa thuộc Tổng Công ty Khánh Việt đã mở rộng quy mô nuôi Đà điểu “khổng lồ” tại 3 xã Ninh Phụng, Ninh Thân và Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) với tổng đàn 15.000 con, trong đó có 850 con giống bố mẹ, cung cấp con giống, thịt cho địa phương và các tỉnh lân cận.

29/08/2013
Dịch Bệnh Trên Gia Súc Diễn Biến Phức Tạp Dịch Bệnh Trên Gia Súc Diễn Biến Phức Tạp

Mặc dù các ổ dịch trên đàn gia súc thời gian qua được phát hiện sớm, dập tắt kịp thời nhưng theo dự báo của ngành chuyên môn tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

29/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.