Vụ Cá Nuôi Lồng Bè Chết Hàng Loạt Không Phải Do Môi Trường Nước Ô Nhiễm

Sau khi Báo Quảng Ngãi có bài “Đắng lòng vì cá nuôi lồng bè chết hàng loạt”, sáng 2.4, Đoàn cán bộ Chi cục Thú ý tỉnh Quảng Ngãi đã xuống kiểm tra hiện trường. Bước đầu xác định nguyên nhân cá chết không phải do môi trường nước bị ô nhiễm.
Đoàn đã đi thị sát quanh khu vực nuôi cá lồng bè, lấy mẫu nước, mẫu cá chết... về phân tích, nghiên cứu để xác định nguyên nhân.
Kết quả phân tích bước đầu về chỉ số PH là 6.6, Oxy hòa tan là 4.82 mg/l và NH3 là 0,1 mg/l. Các chỉ số này đều trong giới hạn bình thường theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh, nên đối với nguồn nước thì không phát hiện có dấu hiệu bất bình thường, không gây ảnh hưởng đến các loài thủy sản và thủy sinh trong lồng bè cũng như khu vực xung quanh.
Ghi nhận tại hiện trường vào sáng 2.4, cá ở các lồng bè của các hộ nuôi tiếp tục chết hàng loạt. Cá chết thường là những con cá to, sắp thu hoạch, cân nặng từ 0.7 kg trở lên. Nhiều hộ bỏ mặc cá chết, không cho ăn từ nhiều ngày qua. Cá chết họ vớt lên mang đi chôn vì gà, vịt, heo đã bội thực cá.
Ghi nhận biểu hiện bệnh, cá bị thối mang, da xuất hiện nhiều đốm đỏ, tróc vẩy, tím da, cá hô hấp kém rồi chết. “Rất có khả năng cá bị vi khuẩn, vi rút hoặc kí sinh trùng. Chúng tôi sẽ gửi mẫu bệnh phẩm cho Cơ quan Thú y vùng IV để xét nghiệm tìm ra nguyên nhân”- ông Nguyễn Văn Năm, Trưởng phòng Thủy sản (Chi cục Thú y tỉnh) cho biết.
Trong thời gian chờ đợi kết quả từ cơ quan chuyên môn, Chi cục Thú y tỉnh khuyến cáo người nuôi cá nên thực hiện các biện pháp sau, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cá chết, gây thất thu cho người dân:
- Khử trùng môi trường nước bằng vôi bột với liều lượng 1 kg vôi cho 12m3 mặt nước. Vôi bột cho vào túi treo đầu nguồn nước trong lồng bè. Hoặc bà con dùng thuốc tím KMNO4 tắm cho cá với liều lượng 10g cho 0,5 m3 mặt nước.
Tuy nhiên, biện pháp này khó thực hiện vì bà con phải bắt cá lên khỏi mặt nước, cho vào thùng nước hòa sẵn KMNO4, điều này rất dễ gây tổn thương, có thể gây chết bởi cá vùng vẫy.
Bà con cũng có thể dùng phương pháp trộn thuốc kháng sinh Oxytetracylin hòa tan trong nước trộn với thức ăn để sau 5 phút rồi cho cá ăn.
Như tin đã đưa, một tháng qua, các hộ nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) đang mất sạch vốn liếng vì cá chết hàng loạt, không biết kêu cứu ai. Chết lứa này, họ lại thả nuôi lứa khác rồi cá lại chết mà không rõ nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến của Phó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó Cục Trưởng Cục trồng trọt tại hội thảo rải vụ xoài cấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2015 (lần 2) do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp tổ chức ngày 16/7. Hơn 120 đại biểu đến từ các tỉnh: Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang đến dự.

Nhờ trồng chanh đào, nhiều nông dân huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Người nuôi tôm hùm Khánh Hòa đang lao đao vì giá giảm chưa từng thấy vào cuối vụ xuất bán. Hiện tôm hùm đã giảm giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi ngành mía đường nhiều nước phát triển vượt bậc, nhất là các nước ASEAN thì ở Việt Nam, ngành này lại yếu về mọi mặt, đặt ra đòi hỏi Chính phủ phải đóng vai trò chính trong vận hành, quản lý…

Chỉ vỏn vẹn 26 quả và nặng gần 0,7kg nhưng một chùm nho Ruby Roman mới đây đã được bán với mức giá gần 200 triệu đồng khiến nhiều người choáng váng.