Tiềm Năng Xuất Khẩu Cá Tra Cao, Nhưng Người Nuôi Vẫn Tiếp Tục Thua Lỗ
8 tháng qua, giá cá giảm, sản lượng cá tra nguyên liệu giảm, và trong tháng 8, người nuôi vẫn lỗ từ 1.500-2.000 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 8 tháng đầu năm ước đạt 6.400 ha với sản lượng 685 ngàn tấn.
Báo cáo từ các Sở NN-PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu 8 hoạch.
Điểm đáng chú ý là diện tích nuôi cá tra của các tỉnh như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre đều tăng, nhưng sản lượng thì lại giảm, trong đó sản lượng giảm mạnh nhất là ở tỉnh Bến Tre, tới 9,1%. Riêng Cần Thơ có diện tích nuôi giảm, nhưng sản lượng tăng 12,3%.
Theo Sở NN-PTNT Vĩnh Long, do hiện nay đang là mùa mưa nên tạo điều kiện cho bệnh thủy sản xảy ra hầu hết trên cá tra nuôi. Mức độ hao hụt từ 3 -5% đối với cơ sở thực hiện tốt kỹ thuật phòng và trị bệnh, các cơ sở khác hao hụt từ 10-15%.
Giá cá tra nguyên liệu trong tháng dao động từ 21.000-22.000 đ/kg, tăng 500 đ/kg so với tháng trước, giá thành sản xuất 22.500-23.500 đ/kg. Với giá như trên người nuôi vẫn lỗ từ 1.500-2.000 đ/kg.
Trong khi đó, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam là nước xuất khẩu cá tra sang 130 nước, chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá da trơn thế giới. Sản lượng cá tra của Việt Nam đóng góp 73% sản lượng cá da trơn thế giới. Cá tra được nuôi chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút khoảng 10% lực lượng lao động ở khu vực này.
Báo cáo tiềm năng xuất khẩu, mới được Bộ Công Thương công bố, có đánh giá: Nuôi cá tra ở Việt Nam có ưu thế vượt trội so với các đối thủ chính như Hoa Kỳ do điều kiện tự nhiên thuận lợi. Tuy nhiên, liên kết trong ngành kém, thường cạnh tranh không lành mạnh bằng giá thấp nên ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cá tra xuất khẩu và giảm uy tín của cá tra Việt Nam.
Bộ này còn đánh giá tiềm năng mở rộng diện tích và sản lượng nuôi cá tra của Việt Nam không còn nhiều, vì vậy thay bằng việc chạy theo sản lượng và mở rộng diện tích, ngành cá tra cần tập trung vào nâng cao chất lượng và tính bền vững của ngành cá tra. Mặc dù vậy, "tiềm năng xuất khẩu của ngành cá tra được đánh giá cao" - báo cáo nêu rõ.
Có thể bạn quan tâm
Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục NTTS Bình Định thở dài khi nhắc đến chuyện hạn hán: “Không có nước thì không thể nuôi cá. Trong khi đó hạn hán kéo dài đã vắt kiệt các hồ, ao, sông, suối… nên diện tích nuôi trồng thủy sản năm nay giảm mạnh”.
Cây giảo cổ lam được thâm canh dưới tán rừng trồng, với diện tích khoảng 0,6 ha ở 3 huyện miền núi nói trên, cho kết quả khả quan. Theo những người thực hiện đề tài, sau 6 tháng trồng, tỷ lệ cây sống từ 83 - 90%, chiều dài thân đạt từ 2,9 - 3,6 m, đã thu hoạch lần đầu trên 210 kg.
Tình trạng nuôi TCT tràn lan, trong vùng ngọt hóa ngày càng gia tăng, chưa có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Để giải quyết bài toán khó này, UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nuôi TCT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Cùng với sự hỗ trợ về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm măng tây xanh, huyện Gia Bình tích cực tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng khoai tây Atlantic, lúa nếp phu thê, dưa chuột bao tử xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác, tiến tới hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, trong khi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi khoảng 7 triệu đồng.