Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vốn Agribank Giúp Nông Dân Đổi Đời

Vốn Agribank Giúp Nông Dân Đổi Đời
Ngày đăng: 01/04/2014

Xác định tam nông là thị trường chính để đầu tư nên vốn của Agribank “chảy” ngày càng nhiều vào lĩnh vực này. Nguồn vốn đó đã giúp rất nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu.

Giàu lên nhờ vốn vay

Trước đây, do ít ruộng lại không có vốn để phát triển sản xuất nên cuộc sống của gia đình ông Phạm Ủy ở thôn Sơn Tùng, xã Quảng Vinh (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) rất khó khăn.

Năm 2009, ông Tùng vay Agribank chi nhánh Quảng Điền 12 triệu đồng để mua một chiếc máy cày phục vụ cho việc sản xuất. Sau khi mua máy cày, ông thuê hơn 5 mẫu ruộng để trồng lúa, đồng thời làm dịch vụ cày ruộng trong vùng.

Nhờ sản xuất và làm dịch vụ hiệu quả nên chỉ sau thời gian ngắn gia đình ông Tùng đã có của ăn của để. Rồi ông dùng tiền tích trữ được sắm máy gặt, máy bơm mở rộng làm ăn. Mới đây, sau khi tích trữ được số vốn kha khá, ông vay thêm 120 triệu đồng của Agribank để mua một máy gặt đập liên hợp trị giá 700 triệu đồng. Theo tính toán của ông Tùng, chỉ sau gần 5 năm làm dịch vụ ông sẽ thu đủ khoản tiền đã đầu tư mua máy gặt này.

Ông Tùng bảo, nhờ đồng vốn của Agribank mà ông có điều kiện vươn lên làm giàu và ông rất tâm đắc với cung cách phục vụ của phía Agribank. “Việc vay vốn rất thuận lợi, chỉ cần tui nói muốn vay là 20 phút sau người của ngân hàng đã đến thẩm tra và làm thủ tục cho vay vốn”- ông Tùng kể.

Trước đây, gia đình ông Phạm Hóa ở thôn 14, xã Quảng Công kiếm sống bằng nghề đánh cá trên biển rồi nuôi tôm nhưng cuộc sống cứ mãi bấp bênh. Nhiều năm trở lại đây, ông vay vốn của Agribank phát triển nuôi các loại cá chẽm, nâu, hồng, dìa… trên những diện tích hồ tôm trước đây. Nhờ phát triển sản xuất đúng hướng nên kinh tế của gia đình ông Hóa ngày càng khấm khá, chỉ với 1.500m2 hồ nuôi nhưng mỗi năm gia đình ông thu về khoản lãi ròng không dưới 50 triệu đồng.

Tam nông là trọng tâm

"Vốn của Agribank thật sự là “bà đỡ” giúp người nông dân đổi đời". Ông Trần Văn Lập - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên- Huế

Bà Lê Thị Hòa - Giám đốc Agribank chi nhánh Quảng Điền cho biết, nông dân vay vốn của chi nhánh chủ yếu để phát triển sản xuất trang trại, chăn nuôi và phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, hộ vay lớn nhất lên đến 1 tỷ đồng.

Theo bà Hòa, trước đây lượng lớn hộ dân ở huyện vỡ nợ sau khi vay vốn của chi nhánh để phát triển nuôi tôm. Không bỏ rơi người nông dân, chi nhánh đã cho họ tiếp tục vay vốn để phát triển nuôi cá trên diện tích hồ tôm trước đây. Nhờ sử dụng đồng vốn đúng mục đích nên bà con vươn lên làm giàu và trả nợ cũ rất nhanh.

Giám đốc Agribank Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Bình cho biết, đến 31.12.2013, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh đạt 2.820 tỷ đồng, tăng 994 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 66,57% tổng dư nợ.

Hàng năm có hàng vạn khách hàng thuộc đối tượng nông nghiệp, nông thôn được chi nhánh cho vay vốn và chi nhánh luôn xác định tam nông là thị trường chính để đầu tư. “Đồng vốn của Agribank đã giúp tam nông ở tỉnh có sự phát triển bền vững, đời sống vật chất của người dân nông thôn được nâng cao…” - ông Bình khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Thành Công Giống Cua Xanh Ứng Dụng Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Thành Công Giống Cua Xanh

Tỉnh Ninh Thuận là trung tâm sản xuất giống thủy sản của cả nước, tuy nhiên, hầu hết các trại giống chủ yếu ươm tôm giống, trong khi nhu cầu cua giống cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ. Lâu nay, con giống phục vụ nuôi cua thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên nên ảnh hưởng đến khả năng phát triển mở rộng.

28/11/2013
Nuôi Lợn Rừng Trên Cát Nuôi Lợn Rừng Trên Cát

Lợn rừng nuôi trên cát phèn, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng của vùng biển. Nghe có vẻ trái khoáy nhưng đây là mô hình đang phát huy hiệu quả trên địa bàn thôn Thâm Khê, xã vùng biển Hải Khê, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Ông Trương Văn Cần, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mô hình kinh tế trang trại này đang được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới”.

28/11/2013
Thất Thu Mùa Sắn Thất Thu Mùa Sắn

Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.

28/11/2013
Diện Tích Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Phát Triển Tốt Diện Tích Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Phát Triển Tốt

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

28/11/2013
Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Hiệu Quả Cao

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

28/11/2013