Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản
Như vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 3 cơ sở nuôi tôm ứng dụng VietGAP có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, hệ thống ao nuôi thiết kế bảo đảm chắc chắn, nguồn nước sử dụng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, không gần nguồn gây ô nhiễm, khu nuôi có hệ thống ao lắng, kênh cấp, kênh thoát riêng biệt...
Việc áp dụng VietGAP (quy phạm thực hành sản xuất tốt, Vietnamese Good Agricultural Practices) vào trong nuôi trồng thủy sản được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí cơ bản là bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Đây là một xu hướng tất yếu cho quá trình nuôi an toàn từ trang trại đến bàn ăn, bao gồm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân nuôi trồng, thu hoạch, chế biến nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
Đặc biệt là trong thời gian tới, khi hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng, nhiều hợp đồng xuất khẩu thủy sản được ký kết với các nước đòi hỏi phải có sản phẩm sạch, môi trường không bị ô nhiễm, bảo đảm cho sức khỏe của con người là hết sức quan trọng. Do đó, ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là điều kiện cần và đủ cũng như hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nuôi theo chuẩn VietGAP khá tốn kém và khó thực hiện đối với những hộ nuôi nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, hiện chưa có cơ chế cho đầu ra sản phẩm được chứng nhận VietGAP, chưa có cơ chế hỗ trợ duy trì giấy chứng nhận sau khi hết hạn khiến cho người nuôi không mấy mặn mà với mô hình này.
Áp dụng VietGAP chắc chắn chất lượng thủy sản sẽ tăng lên, năng suất cũng cao hơn, việc xuất khẩu cũng thuận lợi hơn. Để làm được điều này cần thay đổi nhận thức và thói quen từ người sản xuất đến tiêu dùng, có sự kết nối với các bên tham gia trong chuỗi giá trị… Bên cạnh đó, ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời Nhà nước cần có sự hỗ trợ ban đầu để giúp người dân quen dần với việc từng bước ứng dụng VietGAP hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Trước sự thay đổi lớn do hội nhập cùng thị trường thế giới, để hàng hóa Việt Nam có thế đứng bền vững, nhiều ý kiến cho rằng phải sử dụng các rào cản với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.
Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.
Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp của huyện Phước Sơn gần đây đã có những chuyển biến tích cực.
Nhận thấy việc trồng keo “ăn xổi” (chưa đến tuổi đã thu hoạch) đã để lại hệ lụy về môi trường nghiêm trọng, nhiều năm qua, Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ba Tơ đã hướng đến việc trồng rừng thân thiện với môi trường.