Phong phú nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi
Các loại cá nước ngọt được khai thác từ sông Hậu luôn được ưa chuộng và có giá khá cao tại các chợ, như cá lóc, cá trèn, cá kết, cá chốt… với giá dao động từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng mỗi ký.
Đặc biệt, vào những ngày đầu tháng Bảy âm lịch, đã thấy xuất hiện cá linh non – một loại đặc sản nổi tiếng của vùng đầu nguồn An Giang. Chị Tư, một tiểu thương ở chợ Châu Đốc cho hay, tuy giá cá linh non đầu mùa khá cao, 150.000 đồng/kg, nhưng vẫn không đủ bán, do được các nhà hàng đặt trước để phục vụ khách du lịch.
Đối với địa bàn mà ngành du lịch phát triển mạnh như Châu Đốc, nhiều món ăn dân dã trước nay bỗng đường hoàng bước vào các nhà hàng cao cấp, và trở nên có vị trí vững chắc trong làng ẩm thực. Ví dụ như món cá linh kho lạt chấm bông điên điển, cá lóc nướng mỡ hành chấm mắm me, lẫu mắm rau đồng, khô cá sặc bổi trộn gỏi sầu đâu… Vì vậy, vào mùa nước nổi, ngoài các ngư dân chuyên nghiệp sống bằng nghề lưới cá, nhiều người làm nông có sẳn thuyền nhà cũng sắm thêm tay lưới để tranh thủ đi đánh bắt cá kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn!
Có thể bạn quan tâm
Sáng 7/7, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu triển khai dự án “Mở rộng phát triển các mô hình canh tác lúa - tôm nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững vùng đất phèn mặn ở Bạc Liêu”.
FIPRONIL là hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm độc II, được sử dụng để trừ kiến, bọ cánh cứng, gián, bọ chét, ve, mối, dế, bọ trĩ, sâu rễ, mọt và một số côn trùng khác. Vì đặc tính này nên nông dân thường gọi hoạt chất này là thuốc diệt kiến. Hoạt chất này không được sử dụng trên cây chè (chỉ sử dụng trên cà phê và lúa).
Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ đăng bạ và cấp Bằng bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý (CDĐL) trong nước, sản phẩm chè Shan Tuyết - Mộc Châu đã dần nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, nếu không đăng ký CDĐL nước ngoài thì sản phẩm này khó giữ được thương hiệu truyền thống.
Các hộ nông dân ở xã Hòa Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) đang trong giai đoạn thu hoạch rộ dưa hấu, ước tính năng suất đạt được từ 3 - 3,2 tấn/1.000m2.
Tính đến thời điểm này, mùa vải năm 2015 tại Bắc Giang cơ bản đã kết thúc với những kết quả khả quan cả về tiêu thụ, giá cả lẫn thị trường mới.