Võ Mao ngư dân làm giàu từ biển
Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề biển, ngay từ lúc nhỏ, chàng trai trẻ Võ Mao đã cùng cha vượt sóng ra khơi. Đến nay, anh đã có 35 năm kinh nghiệm trong nghề khai thác thủy sản. Nhận thấy nguồn lợi từ biển, năm 2003 anh quyết định vay vốn ngân hàng đầu tư tàu công suất lớn, trang bị máy móc hiện đại, ngư lưới cụ phù hợp để hành nghề vây rút chì phục vụ cho việc đánh bắt dài ngày trên biển. Đồng thời, đăng ký các lớp tập huấn để sử dụng tốt công năng của trang thiết bị, lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng…
Với số tiền vay ngân hàng 100 triệu đồng và vốn tự có của gia đình, chiếc thuyền 250CV đã nhanh chóng hoàn thành và ngay trong chuyến biển đầu tiên thu được gần 10 tấn hải sản, từ đó nâng dần thu nhập cho gia đình và 14 bạn thuyền. Nhờ những chuyến biển được mùa, anh tiếp tục đóng thêm một chiếc thuyền 250CV cho con trai quản lý. Thấy gia đình anh làm ăn hiệu quả, nhiều hộ ngư dân khác ở Phan Rí Cửa cũng mạnh dạn nâng cấp hoặc cải hoán tàu công suất lớn.
Anh Võ Mao chia sẻ: “Để có thành công trong mỗi chuyến biển thì phải biết sử dụng các máy móc kỹ thuật; trong lúc hành nghề phải luôn theo dõi thông tin thời tiết từ đất liền thông qua ICOM, radio, từ đó né tránh thời tiết xấu. Đồng thời, luôn cẩn thận nhắc nhở bạn thuyền chuẩn bị kỹ trước mỗi lần xuất bến”. Để nâng cao thu nhập cho gia đình và bạn thuyền trong những tháng mưa bão, anh Mao còn mở cơ sở gia công các loại dây phục vụ nghề biển.
Là một thành viên trong Nghiệp đoàn nghề cá Phan Rí Cửa, anh Mao cũng sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các hội viên. Ông Phạm Hồng Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân Tuy Phong cho biết: “Không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện nhiều năm liền, anh Võ Mao còn rất nhiệt tình trong các hoạt động từ thiện và hết lòng giúp đỡ mọi người”.
Có thể bạn quan tâm
Mùa Đông đến là thời điểm gia súc dễ bị suy kiệt, giảm sức đề kháng dẫn đến chết do đói và rét. Vì thế, những năm qua, công tác chăn nuôi của huyện Mèo Vạc luôn được chú trọng. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc khi mùa khô đến, ngành Nông nghiệp huyện đang tích cực triển khai nhiều biện pháp chống đói, rét cho đàn gia súc, bảo đảm cho gia súc khỏe mạnh và phát triển tốt.
Đến thăm gia đình ông Thông vào buổi trưa oi gắt. Bên mái hiên căn lán nửa xây, nửa dựng tạm bằng tranh tre nứa lá, gỗ tạp, bà Nguyễn Thị Kim Bình đang thái từng nắm lớn rau dại làm thức ăn độn cho đàn lợn nái, gà, vịt. Lưng chừng đồi, ông Thông xới cỏ, vun gốc cho vườn cam canh đã cao vượt đầu người.
Huyện đã mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn lên 393ha; thực hiện gần 240ha diện tích lúa tái sinh ở những vùng sâu, trũng nhằm nâng cao thu nhập. Nhiều loại giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt như: J02, DDS1, Thiên ưu 8, RVT, CXT30 được khảo nghiệm và nhân rộng trên địa bàn.
Tính đến đầu tháng 11, tiến độ sản xuất vụ đông trên địa bàn huyện Cẩm Khê vẫn được đẩy nhanh tốc độ. Cùng với chăm sóc các loại rau màu đã trồng, tiếp tục mở rộng diện tích rau, đậu, đỗ trong khung lịch cho phép, công tác phòng trừ sâu bệnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi đợt II/2014 được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc.
Theo giới thiệu của lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành, chúng tôi đến thăm, tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của một số cây trồng vụ đông ở xã Thành Hưng. Là xã sản xuất vụ đông khá phát triển của huyện Thạch Thành, với nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, như: cây ngô, dưa chuột xuất khẩu, rau màu các loại...