Võ Mao ngư dân làm giàu từ biển

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề biển, ngay từ lúc nhỏ, chàng trai trẻ Võ Mao đã cùng cha vượt sóng ra khơi. Đến nay, anh đã có 35 năm kinh nghiệm trong nghề khai thác thủy sản. Nhận thấy nguồn lợi từ biển, năm 2003 anh quyết định vay vốn ngân hàng đầu tư tàu công suất lớn, trang bị máy móc hiện đại, ngư lưới cụ phù hợp để hành nghề vây rút chì phục vụ cho việc đánh bắt dài ngày trên biển. Đồng thời, đăng ký các lớp tập huấn để sử dụng tốt công năng của trang thiết bị, lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng…
Với số tiền vay ngân hàng 100 triệu đồng và vốn tự có của gia đình, chiếc thuyền 250CV đã nhanh chóng hoàn thành và ngay trong chuyến biển đầu tiên thu được gần 10 tấn hải sản, từ đó nâng dần thu nhập cho gia đình và 14 bạn thuyền. Nhờ những chuyến biển được mùa, anh tiếp tục đóng thêm một chiếc thuyền 250CV cho con trai quản lý. Thấy gia đình anh làm ăn hiệu quả, nhiều hộ ngư dân khác ở Phan Rí Cửa cũng mạnh dạn nâng cấp hoặc cải hoán tàu công suất lớn.
Anh Võ Mao chia sẻ: “Để có thành công trong mỗi chuyến biển thì phải biết sử dụng các máy móc kỹ thuật; trong lúc hành nghề phải luôn theo dõi thông tin thời tiết từ đất liền thông qua ICOM, radio, từ đó né tránh thời tiết xấu. Đồng thời, luôn cẩn thận nhắc nhở bạn thuyền chuẩn bị kỹ trước mỗi lần xuất bến”. Để nâng cao thu nhập cho gia đình và bạn thuyền trong những tháng mưa bão, anh Mao còn mở cơ sở gia công các loại dây phục vụ nghề biển.
Là một thành viên trong Nghiệp đoàn nghề cá Phan Rí Cửa, anh Mao cũng sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các hội viên. Ông Phạm Hồng Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân Tuy Phong cho biết: “Không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện nhiều năm liền, anh Võ Mao còn rất nhiệt tình trong các hoạt động từ thiện và hết lòng giúp đỡ mọi người”.
Related news

Trước đây ở Nghĩa Hưng (Nam Định) cua biển từng là mặt hàng xuất khẩu được khách hàng ưa chuộng, đem lại nguồn thu lớn cho ngư dân ở các xã ven biển của huyện. Lượng cua biển này đều được khai thác từ tự nhiên, người dân chưa biết cách duy trì nguồn giống để phát triển nghề nuôi cua biển nên sản lượng khai thác cua biển tự nhiên ngày càng khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi thủy sản của huyện đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất giống cua biển từ các tỉnh: Cà Mau, Cần Thơ, Khánh Hòa… để áp dụng vào thực tế tại địa phương.

Đến xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang bạn sẽ cảm thấy rất ngỡ ngàng bởi màu sắc sân vườn phía trước nhiều ngôi nhà rất ư là lạ mắt. Trong xanh thẫm mượt mà của cỏ cây, có màu xanh dương đậm của những tấm bạt ni-lon được che chắn thành hình chữ nhựt, mỗi ô chừng vài chục mét vuông. Trong bể có lục bình, điên điển đang trổ ra những bông hoa sắc màu mát dịu. Những cái bể ấy dùng để nuôi lươn đó bạn ạ! Điểm qua hành trình của con lươn từ tự nhiên đi vào bồn bể, bạn sẽ thầm cảm ơn bao người nông dân chân chất đã cần mẫn sớm hôm để tạo thêm nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho đời.

Ngày 20-2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chính thức triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa). Người dân ĐBSCL hy vọng đây là giải pháp khắc phục tình trạng lúa hàng hóa ùn ứ trong dân, giá lúa sụt giảm khi vào vụ thu hoạch đông ken.

Trong năm qua, toàn tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện thả tôm nuôi với diện tích 1.470 ha (67% tập trung tại khu vực Đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), vượt 40% kế hoạch năm, trong đó có 194 ha tôm sú và 1.276 ha tôm thẻ chân trắng. Song do bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện, lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi trọng điểm với diện tích 625 ha (chiếm 45% diện tích thả nuôi toàn tỉnh và tập trung 82% diện tích bệnh tại Đầm Nại) đã làm cho sản lượng thu hoạch chỉ đạt 87% kế hoạch.

Qua nhiều năm, ông Võ Văn Vân (KP. Đông, phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An - Bình Dương) thử nhiều mô hình nông nghiệp khác nhau từ trồng cây ăn trái, đến chăn nuôi… nhưng đều không mang lại hiệu quả. Chỉ khi quyết định nuôi cá tai tượng, ông mới thực sự thoát nghèo.