Nhiều rủi ro khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Theo Vasep, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có thể giảm, nhưng cá tra và cá biển đông lạnh khác có cơ hội gia tăng thị trường này. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% sản phẩm thủy sản Trung Quốc nhập về được đưa vào nhà hàng, phần lớn tiêu thụ nội địa và dùng vào mục đích khác.
Mặt khác, dù Trung Quốc là thị trường lớn, nhưng các hoạt động giao thương chủ yếu qua tiểu ngạch, yêu cầu chất lượng không cao. Vasep cho rằng, đây cũng là thị trường rủi ro (về giá, hình thức thanh toán…) cần báo động cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc.
Năm 2014, Trung Quốc là một trong những thị trường chính của thủy sản Việt Nam, đứng thứ 4, chiếm 8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Chẳng mấy ai rõ về giá trị thực của con đồn đột dừa, nhưng vẫn đổ xô đi tìm nó ở đáy biển vì có người thu mua giá cao. Việc gia tăng khai thác đồn đột dừa tự phát như hiện nay, đã đến lúc cần có sự quản lý của cơ quan chức năng.

Tốt nghiệp cao đẳng và đi làm một thời gian nhưng không khá nổi, anh Trương Văn Phúc (30 tuổi, ngụ ấp 2, xã Tân Tây, H.Gò Công Đông, Tiền Giang) bỏ về quê... xúi gia đình bán con bò lấy 4 triệu đồng để đầu tư nuôi gà sao.

Năm 2015, Trung tâm Phát triển chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ký hợp đồng với Chi nhánh Viễn thông quân đội Viettel Điện Biên cung cấp 1.300 con bò giống cho chương trình “Chung tay vì cộng đồng và Bò giống giúp người nghèo biên giới”. Sau khi cấp lô bò giống 20 con cho người nghèo xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) một thời gian thì tại địa bàn này xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan vừa tham dự và phát biểu tại buổi lễ ra mắt tổ hợp tác (THT) nông dân sản xuất tập trung lớn trên 10ha tại xã Mỹ Hòa (huyện Tháp Mười).

Nhà NK và phân phối tôm của Đức Ristic, đã có nhiều khoản đầu tư cho ngành tôm Costa Rica, đang tiếp tục nỗ lực sản xuất tôm bền vững thông qua việc phát động sáng kiến mới có tên “clean shrimp”.