Iêu Hủy Hơn 21.000 Con Heo Vì Dịch Bệnh

Chiều 12-6, tại cuộc tổng kết 6 tháng của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết hiện dịch tai xanh đã lan ra thêm 2 tỉnh mới, Lạng Sơn và Bạc Liêu.
Theo đó, hiện nay cả nước đã có tới 7 địa phương có dịch tai xanh. Tổng số heo mắc tai xanh trong cả nước là 33.778 con, trong đó phải tiêu hủy 21.708 con (trong khi năm 2011 chỉ có 14.158 con phải tiêu hủy). Đáng lo ngại, đã phát hiện một số loại dịch bệnh khác trong các ổ dịch tai xanh như dịch tả heo, liên cầu trùng, tụ huyết trùng...
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết hầu như các tỉnh được kiểm tra đều chống dịch không quyết liệt. Khi dịch xảy ra, cán bộ thú y, chính quyền không biết, khi nặng mới báo cáo lên... Vì vậy dịch cứ âm ỉ suốt nhiều tháng nay, không dập tắt được. Tại huyện Đông Triều (Quảng Ninh), dịch đang xảy ra ở 21/21 xã nhưng thịt heo vẫn bày bán la liệt ở nơi có dịch.
Có thể bạn quan tâm

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nếu thời tiết thuận lợi như hiện nay, niên vụ 2012 – 2013, các tỉnh Tây Nguyên có khả năng đạt sản lượng từ 1 triệu tấn càphê nhân trở lên.

Sau khi chuyển đổi sang nuôi tôm vài năm, nông dân Bạc Liêu lại than khó vì con tôm đỏng đảnh. Hôm nay nổi đầu vì thiếu ô xy, ngày mai lại biếng ăn nằm bờ, thân đóng rong đòi nước sạch… Những khó khăn ấy làm nông dân "chạy vắt chân lên cổ", có bao nhiêu vốn liếng, thậm chí phải vay nóng bên ngoài đều đổ vào con tôm.

Những ngày gần đây, nhiều phương tiện của ngư dân hành nghề lưới vây rút ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, trúng đậm cá cơm mồm với sản lượng đánh bắt đạt cao nhất kể từ năm 2009 đến nay.

Gà Đông Cảo hay con gọi là gà Đông Tảo có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là giống gà quý hiếm, từng là vật tiến vua.

Xen giữa màu nâu của đất bãi phù sa, màu xanh của ngô xuân là những ruộng bí đỏ hạt đậu đang cho thu hoạch lứa quả cuối cùng. Những ruộng bí quả hình nậm rượu, vàng ruộm, sai trĩu đã cho thấy hiệu quả của một loại giống cây trồng mới mà người nông dân ở xã Hợp Minh (thành phố Yên Bái) quen gọi với tên “bí siêu quả”.