Tọa Đàm Xử Lý Xoài Ra Hoa Mùa Nghịch
Công ty Bayer phối hợp cùng các ngành chức năng của Đồng Tháp vừa tổ chức tọa đàm xử lý xoài ra hoa mùa nghịch và biện pháp phòng trừ sâu bệnh xoài trong mùa mưa tại xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, có 140 nhà vườn trong huyện đến dự.
Các nhà vườn được các nhà khoa học hướng dẫn một số kỹ thuật canh tác cây xoài, các yếu tố ảnh hưởng, giai đoạn cung cấp dinh dưỡng, tỉa cành tạo tán, biện pháp xử lý xoài ra hoa nghịch mùa; kỹ thuật xử lý xoài ra hoa đồng loạt; thời điểm kích thích; kỹ thuật bao trái, cách bảo quản sau thu hoạch trước khi đi tiêu thụ; hướng dẫn nhà vườn nhận diện một số bệnh hại chính (thán thư, đốm lá, gỉ sắt, xì mủ, nứt trái…) và biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên trái xoài; giới thiệu một số thuốc trừ bệnh thế hệ mới Nativo, Antracol, Cofidor để nhà vườn xử lý bệnh trên trái xoài.
Đồng thời khuyến cáo nhà vườn nên áp dụng trồng xoài theo hướng GAP, chọn các giống xoài chất lượng, sạch bệnh; đa dạng cây trồng, xây dựng và quảng bá thương hiệu để cây xoài đứng vững và tồn tại trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có từ 40-60 sản phẩm địa phương được thương mại hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển các nghề nuôi, trồng đưa những loại đặc sản trở thành thương phẩm trên thị trường. Trong số đó, có nghề nuôi rắn ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ).
Tận dụng trong mùa lũ nguồn cua đồng ngoài tự nhiên dễ tìm và giá thấp, nhiều nông dân ở ấp Khánh Nhơn và Khánh An, xã Tân Khánh Trung đầu tư mua cua và nuôi giữ đợi đến thời điểm giá cua lên cao mới thu hoạch. Hầu hết những nông dân thực hiện mô hình này đều có kinh nghiệm nuôi cua từ một vài năm trước nên có sự chuẩn bị tương đối tốt cho vụ nuôi năm nay.
Vụ bí đỏ năm nay, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được mùa, nhưng người trồng bí lại lỗ nặng vì giá quá rẻ. Hàng chục nghìn tấn bí đã thu hoạch từ hơn nửa tháng nay đang nằm chất đống, một lượng không nhỏ có nguy cơ bị thối…
Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn ngoại thuộc quy mô nhất huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) của anh Trịnh Quốc Huy, sinh năm 1958, ở thôn 1 Bình Hòa, xã Cẩm Bình, mới thấy rõ được tiềm năng to lớn của đất đai vùng sơn cước khi được đầu tư đúng hướng.