Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Virus cúm A/H5N1 đã biến đổi nguy hiểm hơn

Virus cúm A/H5N1 đã biến đổi nguy hiểm hơn
Tác giả: Nguyễn Phan
Ngày đăng: 22/04/2016

PV ANTĐ đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương về vấn đề này.

- PV : Theo cảnh báo của FAO, dòng virus cúm A/H5N1 biến đổi là H5N1 - 2.3.2.1, có khả năng đề kháng với vaccine cúm hiện tại.

Sự biến đổi này có nguy hiểm không, thưa ông?

- PGS.TS Nguyễn Trần Hiển:: Ngày 29-8 vừa qua, Tổ chức FAO cảnh báo sự tăng trở lại của dịch cúm A/H5N1 ở các đàn chim và gia cầm do có sự biến đổi, lây truyền và lưu hành phổ biến của vi rút cúm A/H5N1 phân nhóm 2.3.2.

ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Sự biến đổi này của virus cúm gia cầm là điều bình thường trong quá trình tiến hóa tự nhiên.

Đây chỉ là biến đổi nhỏ của virus chứ chưa biến đổi lớn để tạo ra một chủng virus mới.

Tuy nhiên vẫn cần phải tăng cường giám sát virus đang lưu hành ở gia cầm để sớm phát hiện ra sự thay đổi của virus và đưa ra các chiến lược khống chế dịch phù hợp.

- PV : Nói như vậy có nghĩa sự biến đổi của virus H5N1 trên đàn gia cầm chưa ảnh hưởng đến dịch H5N1 trên người?

- PGS.TS Nguyễn Trần Hiển:: Ngay sau khi có cảnh báo của FAO về sự biến đổi của virus thì ngày 30-8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng thông báo rằng dựa trên các thông tin hiện có, sự biến đổi này của virus không làm tăng các nguy cơ về y tế công cộng đối với con người.

Bức tranh về cúm gia cầm ở người vẫn không thay đổi.

Hiện tại ở nước ta, cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tản phát và lẻ tẻ ở người, chủ yếu ở khu vực có sự lưu hành của virus ở gia cầm, qua tiếp xúc với gia cầm hay môi trường bị nhiễm virus và chưa có sự lây truyền từ người sang người.

Quan trọng hơn là chưa phát hiện sự kết hợp, tái tổ hợp của virus cúm gia cầm A/H5N1 và virus cúm theo mùa lưu hành tại cùng thời điểm.

- PV : Virus cúm A/H5N1 biến đổi có khả năng đề kháng với vaccine cúm hiện hành, vậy phải chăng chúng ta cần phải tìm một loại vaccine cúm mới?

- PGS.TS Nguyễn Trần Hiển:: Những thông tin về mức độ nhiễm virus cúm ở người cũng như ở gia cầm và động vật và sự lưu hành các chủng virus cúm là rất cần thiết cho việc đánh giá nguy cơ về y tế công cộng và đề xuất các biện pháp dự phòng có hiệu quả, bao gồm cả việc nghiên cứu phát triển vaccine.

Hiện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang hợp tác với Trung tâm Dự phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tiến hành các nghiên cứu về gia cầm.

- PV : Vậy để phòng tránh dịch bùng phát trong thời gian tới, người dân cần làm gì?

- PGS.TS Nguyễn Trần Hiển:: Khó khăn lớn nhất hiện nay là virus cúm A/H5N1 hiện đang lưu hành ở các đàn gia cầm, đặc biệt là ở các đàn vịt dưới dạng gia cầm lành mang virus mà không có biểu hiện bệnh, khiến không thể phân biệt được giữa gia cầm lành với gia cầm đã mang virus.

Do đó người dân vẫn luôn phải nâng cao ý thức phòng bệnh như thường xuyên vệ sinh tẩy uế chuồng trại bằng các thuốc sát khuẩn, tiêu hủy và tiêm vaccine cho đàn gia cầm, phát hiện sớm hiện tượng gia cầm chết hàng loạt và thông báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn dịch lây lan.

Tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng gia cầm nghi bị bệnh cúm.

- PV : Xin cảm ơn ông!

Theo khảo sát của chúng tôi, thời điểm này vẫn phổ biến tình trạng gia cầm sống chưa qua kiểm dịch được bày bán công khai tại nhiều tuyến đường và chợ ở Hà Nội, bất chấp quy định về việc nghiêm cấm buôn bán gia cầm sống tại các khu vực nội thành, nội thị, các lề đường, vỉa hè, trước cổng chợ.

Nếu không kiểm dịch chặt chẽ, đây sẽ là nguy cơ bùng phát dịch bệnh cúm A/H5N1 trên người.

 


Có thể bạn quan tâm

Tăng hiệu quả kinh tế nhờ sử dụng chế phẩm thảo dược trong chăn nuôi gà Tăng hiệu quả kinh tế nhờ sử dụng chế phẩm thảo dược trong chăn nuôi gà

Theo nhóm nghiên cứu, qua thử nghiệm trộn gừng, nghệ và tỏi dạng bột bổ sung trong thức ăn của già giống và gà đẻ cho thấy tỷ lệ đẻ trứng của gà liên tục đựơc cải thiện và tăng từ 4,5 - 6,3%.

20/04/2016
Tác động của Phytase tới dòng luân chuyển trong ruột gà thịt Tác động của Phytase tới dòng luân chuyển trong ruột gà thịt

Các nhà khoa học Trung Quốc cùng hợp tác với Danisco đã thực hiện nghiên cứu tác động của phytate và phytase* trong dòng luân chuyển chất khoáng nội sinh và các axít amin trong ruột hồi ở gà thịt trong chế độ cho ăn thức ăn tinh chế ở giai đoạn tăng trưởng.

20/04/2016
Nghiên cứu về vai trò của các loài chim hoang dã trong việc lây lan cúm gia cầm Nghiên cứu về vai trò của các loài chim hoang dã trong việc lây lan cúm gia cầm

http://chicucthuyhcm.org.vn/new/2011/05/20/Nghien-cuu-ve-vai-tro-cua-cac-loai-chim-hoang-da-trong-viec-lay-lan-cum-gia-cam.aspxMới đây, người ta đã tiến hành gắn máy phát tín hiệu cho các con ngỗng đầu kẻ (Anser indicus) sống tại hồ Qinghai, Trung Quốc. Đây là nỗ lực nhằm tìm hiểu vai trò của các loài chim hoang dại trong dịch cúm gia cầm H5N1.

22/04/2016