Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Nghiên cứu về vai trò của các loài chim hoang dã trong việc lây lan cúm gia cầm

Nghiên cứu về vai trò của các loài chim hoang dã trong việc lây lan cúm gia cầm
Tác giả: Linh Chi – Theo physorg
Ngày đăng: 22/04/2016

Một nghiên cứu do FAO và Viện Khoa học Trung Quốc thực hiện đã sử dụng các vệ tinh, các số liệu về dịch cúm gia cầm và di truyền nhằm phát hiện ra mối liên hệ giữa các loài chim hoang dại, các loại gia cầm nuôi với sự di chuyển của loại virus gây tử vong nói trên.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành gắn máy phát tín hiệu vệ tinh GPS cho 29 con ngỗng, một loài chim sống trong tự nhiên thường di cư dọc Châu Á và bị chết với số lượng lên tới hàng nghìn con vào năm 2005 trong dịch cúm gia cầm xảy ra tại hồ Qinghai, Trung Quốc.

Số liệu GPS cho thấy các con ngỗng này vào mùa đông thường bay đến Lhasa, thủ đô của Tây Tạng gần các trang trại nơi xảy ra dịch cúm gia cầm ở đàn ngỗng và gà nuôi.

Đây là bằng chứng đầu tiên về cơ chế lan truyền từ các trang trại nuôi đến các loài chim hoang dã.

Nghiên cứu cho thấy các dịch cúm gia cầm ban đầu xảy ra tại các trang trại nuôi vào mùa đông sẽ dẫn đến dịch cúm gia cầm ở các loài chim hoang dại trong mùa xuân và mùa sinh sản.

Từ năm 2003 đến 2009, Cao nguyên Qinghai-Tây Tạng đã ghi nhận 16 dịch cúm gia cầm ở các loài chim hoang dại và các gia cầm nuôi.

Nghiên cứu cho thấy Qinghai có thể là địa điểm chính lây lan virus H5N1.

Scott Newman, Giám đốc Cơ quan Sinh thái và Sức khỏe của Động vật hoang dã thuộc FAO cho biết chăn nuôi gian cầm ở khu vực miền nam chặng đường bay Trung Á phát triển mạnh, điều này dẫn đến sự bùng phát nhiều dịch cúm gia cầm hơn ở miền bắc nơi chăn nuôi gia cầm hạn chế hơn.

Gia cầm nuôi được coi là ổ bệnh của cúm AH5N1.

Từ năm 2003, H5N1 đã khiến 250 triệu con gia cầm nuôi tại Châu Âu, Châu Á và Châu Phi bị tiêu hủy.

16 nước ghi nhận có cúm gia cầm H5N1 trong năm 2010.

 


Có thể bạn quan tâm

Giải thích hiện tượng gà cắn mổ lông nhau Giải thích hiện tượng gà cắn mổ lông nhau

Hiện tượng cắn mổ lông nhau ở gà mái giai đoạn đẻ trứng (FP) vẫn còn là một mối bận tâm lớn liên quan tới việc chăm sóc. Hiện tượng này có liên quan đến đặc điểm hành vi khác, như sự sợ hãi.

18/04/2016
Tăng hiệu quả kinh tế nhờ sử dụng chế phẩm thảo dược trong chăn nuôi gà Tăng hiệu quả kinh tế nhờ sử dụng chế phẩm thảo dược trong chăn nuôi gà

Theo nhóm nghiên cứu, qua thử nghiệm trộn gừng, nghệ và tỏi dạng bột bổ sung trong thức ăn của già giống và gà đẻ cho thấy tỷ lệ đẻ trứng của gà liên tục đựơc cải thiện và tăng từ 4,5 - 6,3%.

20/04/2016
Tác động của Phytase tới dòng luân chuyển trong ruột gà thịt Tác động của Phytase tới dòng luân chuyển trong ruột gà thịt

Các nhà khoa học Trung Quốc cùng hợp tác với Danisco đã thực hiện nghiên cứu tác động của phytate và phytase* trong dòng luân chuyển chất khoáng nội sinh và các axít amin trong ruột hồi ở gà thịt trong chế độ cho ăn thức ăn tinh chế ở giai đoạn tăng trưởng.

20/04/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.