Vĩnh Phúc Tập Huấn Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Giống Mới

Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính giống mới theo hình thức thâm canh cho và 50 chủ trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo hình thức thâm canh được thực hiện ở Vĩnh Phúc từ năm 2012, sau 2 năm triển khai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngày càng nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản lựa chọn là giống chủ lực để sản xuất.
Trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc tiếp tục đưa đến cho các hộ, trang trại nuôi trồng thủy sản giống cá rô phi đơn tính mới có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có sức đề kháng cao với mầm bệnh.
Tại lớp tập huấn, các cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thủy sản phổ biến và hướng dẫn về quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính giống mới như: Điều kiện ao nuôi và chuẩn bị ao nuôi, chọn và thả cá giống, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá. Được biết, năm 2014, UBND tỉnh tiếp tục có cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ tham gia mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh. Đây là nguồn động viên lớn cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Các hộ tham gia thực hiện mô hình được được hỗ trợ 100% con giống; 30% thức ăn và hóa chất, chế phẩm sinh học. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình là 124,5 triệu đồng.

Một diện tích ngô hàng hóa khá lớn tại thôn Tả Thàng, Sì Khà Lá và Sú Dí Phìn xã Tả Thàng, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã bị sâu ăn trụi lá chỉ trong 2 đến 3 ngày.

Thời gian qua, có rất nhiều hội nghị bàn giải pháp “cứu” ngành công nghiệp cá tra, tuy nhiên đến nay mọi chuyện vẫn đâu vào đấy. Và thực tế buồn là giá cá tra vẫn tiếp tục lao dốc, chỉ còn 19.000 - 20.000 đồng/kg, khiến người nuôi lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Anh Trần Văn Thái, nông dân sản xuất giỏi ấp Thành Nhì, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công (GC - Tiền Giang), hiện nay là xã viên HTX chăn nuôi thủy sản GC, nhờ mô hình nuôi gà ta, gia đình anh đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống sau một thời gian dài lao đao vì dịch cúm gia cầm năm 2003.

Những tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng nuôi, trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau được hơn 237.000 tấn, đạt gần 55% so với kế hoạch, tăng hơn 8,3% so với cùng kỳ.