Việt Trì Đẩy Mạnh Phát Triển Nông Nghiệp Cận Đô Thị
Chủ động nguồn lương thực thực phẩm và hàng nông sản tươi sống đáp ứng nhu cầu đô thị, thành phố Việt Trì đã có chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp cận đô thị.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2006-2013, thành phố đã lựa chọn ba cây trồng chủ yếu gồm lúa chất lượng cao, hoa và rau an toàn để khuyến khích phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
Theo đó mỗi năm thành phố phấn đấu gieo cấy 250ha lúa chất lượng cao bằng các giống DS1, IO2 và một số giống chất lượng cao khác; năng suất đạt bình quân 59 tạ/ha để có khoảng 2.700 tấn thóc chất lượng cao. Sản xuất hoa tập trung chủ yếu ba loại: Hoa đào, hoa cúc và hoa hồng với diện tích hoa đào khoảng 24ha, trồng tại các xã Thanh Đình, Trưng Vương 17,5ha, mở rộng thêm 6,5ha tại Hy Cương, Chu Hóa, Thanh Đình.
Hai loại hoa cúc, hoa hồng có trên 3,4 triệu bông. Với rau an toàn là mục tiêu đạt 24ha đã có tại Tân Đức 18 ha và mở rộng thêm 6ha. Ngoài ra còn trồng trên 9ha rau trong nhà lưới bằng giống rau trái vụ theo chương trình VietGAP, phát triển mô hình trồng rau an toàn trên khay, giá thể đạt trên 10.700 khay rau mầm.
Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các cây trồng theo chương trình nông nghiệp cận đô thị, thành phố đã có chính sách hỗ trợ cụ thể. Tạo điều kiện để các hộ dồn đổi ruộng đất xây dựng vùng sản xuất hàng hóa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Theo đó đối với lúa chất lượng cao phải có quy mô liền khoảnh từ 2ha trở lên; hoa đào, hoa cúc, hoa hồng, rau an toàn, trồng rau trái vụ có quy mô từ 300m2 trở lên, trồng rau trên giá thể có trên 30 khay.
Khi thực hiện chương trình được thành phố hỗ trợ ngoài ngân sách của tỉnh: Với cây lúa mức hỗ trợ 50% giá giống và 20% phân bón, các hộ tham gia được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật với mức 400.000 đồng/ha; với cây hoa đào hỗ trợ kỹ thuật gieo trồng 10.000 đồng gốc, hỗ trợ 30% phân bón, 50% giá giống và 50% vật tư khác; với cây hoa cúc, hoa hồng mức hỗ trợ chung 50% giá giống, 30% giá phân bón, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật 500.000 đồng/ha.
Với rau an toàn mức hỗ trợ 50% giá giống, 30% giá phân bón, 60% giá vật tư khác. Riêng làm rau sạch trên giá thể ngoài hỗ trợ 50% giá giống còn được hỗ trợ 50% vật tư và 50.000 đồng hộ để chuyển giao kỹ thuật.
Cùng với hỗ trợ, khuyến khích phát triển chương trình cận đô thị đối với các hộ, thành phố còn tạo cơ hội và có chính sách khuyến khích để các tập thể, cá nhân đến đầu tư, chuyển giao công nghệ và xây dựng cơ sở sản xuất các mô hình nông nghiệp cận đô thị trên địa bàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, thu nhập cho nông dân, cung cấp sản phẩm xanh, sạch cho yêu cầu phát triển đô thị.
Có thể bạn quan tâm
Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.
Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.
Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ vựa cá ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc cho biết: Giá cá chốt từ đầu vụ bán cho người làm mắm được 10.000 đồng/kg. Nhưng do nguồn nguyên liệu ứ thừa, nên từ hai tháng nay, không còn người mua để chế biến các loại mắm, đành phải hạ giá xuống còn 7.000 đồng/kg bán làm thức ăn gia súc!
Trong năm 2015, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con ổn định diện tích, thả giống đúng lịch thời vụ. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, thành lập các Tổ hợp tác nuôi tôm quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đảm bảo lợi ích cho các hộ nuôi…
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết: Ðể tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP xã hỗ trợ 100% vỏ hầm biogas, thành lập câu lạc bộ chăn nuôi cho người dân tham gia học tập và chia sẻ kinh nghiệm.