Ngao chết hàng loạt, thiệt hại gần 2 tỷ đồng

Được biết, đây là lần thứ 2 trong năm 2015, diện tích ngao của xã Nghi Thiết bị chết, tổng thiệt hại lên đến trên 5 tỷ đồng. Sau khi nắm thông tin về tình trạng ngao thương phẩm bị chết, UBND huyện Nghi Lộc chỉ đạo Trạm thú y huyện, UBND xã đến các hộ gia đình nuôi ngao bị chết để lấy mẫu đất, nước, vỏ ngao kiểm tra, xét nghiệm.
Hiện địa phương và bà con nuôi ngao đang chờ các cơ quan chức năng đánh giá, công bố nguyên nhân dẫn đến ngao chết hàng loạt. Trước mắt, UBND xã Nghi Thiết đang chỉ đạo bà con tập trung khắc phục hậu quả, thu dọn số lượng ngao bị chết ra khỏi vùng khoanh nuôi; tập trung theo dõi diện tích ngao còn lại. Đồng thời, giao cho các xóm thống kê danh sách để đề nghị cấp trên có chính sách hỗ trợ người dân nuôi ngao bị thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...

Những đợt cúm gia cầm vừa qua khiến không ít hộ nông dân ở TP Cà Mau loay hoay tìm mô hình kinh tế thích hợp để sản xuất. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Hằng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hoá, xã Hòa Thành, vẫn tự tin chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế.

Từ tháng 8-2012 người dân xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đã tìm thấy hướng ra của cây dừa khi gia nhập “vườn dừa mẫu” giống như cây lúa ở ĐBSCL.

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp.

"Trước kia gia đình anh Thủy là một trong những hộ nghèo nhất xã. Nhưng từ ngày anh nuôi chim bồ câu, lợn, gia đình anh trở thành hộ có thu nhập khá trong xã" - ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cho biết.