Nghệ An tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP
Tham dự lớp tập huấn này có 35 học viên là nông, ngư dân có nhu cầu học hỏi nuôi tôm theo VietGAP đến từ huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, thành phố Vinh và Hoàng Mai.
Qua 3 ngày tập huấn học viên đã được giảng viên Kim Văn Tiêu - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia truyền tải những kiến thức như: Quyết định ban hành quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP); Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) theo những quy định chung; Nguyên tắc và yêu cầu cần tuân thủ; bộ tiêu chí đánh giá VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (gồm 104 tiêu chí); Các biểu mẫu thực hiện theo Quy phạm VietGAP (bản kê khai các trang trại/các ao đồng sở hữu; đơn xin cấp bổ sung mã số phụ; biên bản kiểm kê thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng để xử lý, cải tạo môi trường); Kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thủy sản; Quy định về bảo quản thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học; Bản đánh giá mối nguy về an toàn vệ sinh thực phẩm; Sổ theo dõi xử lý xác tôm chết, chất thải, tiêu hủy hóa chất quá hạn sử dụng; Hồ sơ mua hàng nhập kho và xuất bán; Nhật ký ao nuôi tôm; Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP.
Đặc biệt, các học viên được tham quan mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thực hiện theoVietGAP đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nhằm học tập những kinh nghiệm quý báu của những chủ mô hình nuôi tôm giỏi, từ đó hướng tới cái nhìn tổng quát hơn, thực tế hơn để triển khai tốt tại địa phương trong vụ nuôi tới.
Có thể bạn quan tâm
Với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng và cái “bắt tay” của ba công ty lớn là Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Vissan, liên doanh này tuyên bố sẽ hạ giá sữa và thịt bò trên thị trường Việt Nam.
Mặc dù mới bước vào chính vụ chưa đầy tháng nhưng giá khóm thu mua tại vườn đã giảm gần một nửa so với cách đây vài tháng. Giá khóm đạt mức 2.700-2.900 đồng/trái (loại 1kg), thời điểm sau tết đạt 5.400 đồng/kg.
Cây tiêu được xem là một trong những cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai trong những năm qua. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu tính bền vững, gây ra sự lây lan của dịch bệnh… đã làm thiệt hại không nhỏ đến đời sống của người dân trồng tiêu trên địa bàn.
Ông Đoàn Kiệm nổi tiếng ở xã Phú Hòa (huyện Định Quán - Đồng Nai) là nông dân có đôi tay “vàng”. Trên vùng đất khô hạn, nhiều loại cây trồng dễ tính còn khó phát triển, ông lại trồng thành công các loại cây đặc sản khó tính, như: cam, quýt, bưởi.
Tôi cũng đã nghĩ đến làm thêm một số việc khác nhưng phần thì không có vốn, phần không có kỹ thuật nên rất khó khăn. Vừa qua, được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn mô hình làm nấm, mộc nhĩ, bước đầu tôi thấy khá hiệu quả. Sản phẩm làm ra đến đâu bán hết đến đấy, gia đình cũng có thêm nguồn thu nhập đáng kể.