Vĩnh Long Sản Xuất Lúa Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Đang Mở Rộng

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, đến nay toàn tỉnh Vĩnh Long có 3 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Đó là các mô hình tại các xã Tân An Luông (Vũng Liêm), Mỹ Lộc (Tam Bình) và Tân Long (Mang Thít).
Quy mô diện tích sản xuất còn nhỏ- mỗi nơi chỉ có khoảng 30ha, nhưng đem lại lợi ích lớn là làm thay đổi dần nhận thức của nhiều nông dân, từ canh tác theo tập quán truyền thống sang sản xuất lúa theo đúng bài bản và khoa học hơn. Trong sản xuất đã giảm đáng kể lượng lúa giống gieo sạ, phân thuốc hóa học cũng sử dụng hạn chế đi rất nhiều, năng suất lúa lại tăng, chất lượng tốt hơn và lợi nhuận cao hơn.
Đây là xu hướng mà nhiều nông dân tham gia các cánh đồng mẫu lớn ở Đông Thạnh (TX Bình Minh), Xuân Hiệp (Trà Ôn), Long An (Long Hồ) cũng đang hướng đến. Tại 3 nơi đã thực hiện như Tân An Luông, Mỹ Lộc, Tân Long, diện tích sản xuất lúa VietGAP cũng tiếp tục được mở rộng thêm và nhiều nông dân rất muốn được tham gia.
Related news

Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là trên 500 ha. Người nuôi tôm đang khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ nhiều phía.

Năm 2014 xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) có tổng diện tích 127 ha nuôi tôm, trong đó khoảng 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại 27ha nuôi tôm sú. Tuy nhiên, tính đến ngày 13/5/2014, tôm bị dịch bệnh tại 53 hộ nuôi, với diện tích lên đến trên 25 ha.

Năm 2014, toàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) có khoảng 118 ha cho thu hoạch, chủ yếu là diện tích tại các xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Lầu Thí Ngài và thị trấn Bắc Hà.

Cái tên “Hà Độ” được nhiều người biết đến ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) bởi ông là người trồng rau an toàn (RAT) giỏi. Hiện gia đình ông trồng rau trên diện tích trên 1.500m2, mỗi năm trừ tất cả mọi chi phí vẫn còn thu nhập trên 180 triệu đồng.

Việc ứng dụng hệ vi sinh vật để làm đệm lót sinh học (chế phẩm Balasa N01) trong chăn nuôi mang tính đột phá, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với chăn nuôi thông thường. Tuy nhiên, việc ứng dụng đệm lót sinh học vẫn cần những cải tiến mới và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp để mô hình này có thể nhân rộng trong cả nước.