Vĩnh Long Có Tổng Đàn Gia Súc, Gia Cầm Đều Tăng

Theo số liệu điều tra, đến nay đàn heo trong tỉnh Vĩnh Long (không kể heo con còn theo mẹ) có 348.625 con, tăng 26,4% (hay 72.796 con) so với cùng kỳ năm ngoái; đàn gia cầm (không kể vịt chạy đồng vụ Đông Xuân) có 7.094.060 con (tăng 35,2% hay 1.845.260 con so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó: đàn gà 3.051.260 con (tăng 43,1%), đàn vịt 1.930.710 con (tăng 26,5%).
Riêng đàn bò có 55.010 con (giảm 2,6% hay 1.442 con). Các sản phẩm chăn nuôi bắt đầu tăng trở lại. So với cùng kỳ năm ngoái, giá heo tăng 1,4 - 1,6 triệu đồng/tạ, gà thả vườn tăng từ 6.000 - 8.000 đ/kg, gà công nghiệp trắng tăng từ 6.000- 8.000 đ/kg.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, 9 tháng qua, tình hình chăn nuôi diễn biến rất thuận lợi. Đàn gia súc, gia cầm phát triển nhanh so với cùng kỳ. Riêng đàn bò tuy giảm so với cùng kỳ, nhưng có dấu hiệu phục hồi vì vẫn tăng so với cuối năm 2013 là 1.247 con. Dự báo đến cuối năm, giá heo hơi và giá gà thả vườn sẽ tăng nhẹ do nhu cầu sử dụng sản phẩm để chuẩn bị cho dịp lễ Noel và Tết Nguyên đán.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 10 phút đã gặt hết bay một sào lúa, nông dân chỉ việc mang thóc về phơi, đó là hiệu quả làm việc của chiếc máy gặt đập liên hợp lần đầu tiên có mặt ở xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn.

Khoai lang là loài cây dễ trồng, đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Sản phẩm khoai lang sản xuất ra không chỉ sử dụng cho tiêu dùng như một loại rau sạch, làm lương thực và làm quà mà còn thân thiện với môi trường và sức khoẻ của con người. Ngoài ra, khoai lang còn là nguyên liệu phục vụ cho công nghệ chế biến công nghiệp hiện nay như: chips, miến...

Vào thời điểm này, tại xã Việt Tiến huyện Việt Yên phần lớn bà con nông dân đã thu hoạch xong cà chua bi vụ đông để bước vào vụ mới nhưng còn một số hộ vẫn giữ lại cây cà chua bi để tận dụng thu hoạch nốt lứa quả cuối cùng. Bởi họ nhận thấy rằng thu được vài tạ quả lúc cuối vụ có giá trị kinh tế bằng cả một vụ lúa.

Trên một cánh đồng, nông dân cấy cùng một loại giống lúa, cùng một thời điểm và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống, vật tư phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa sản xuất và công tác quản lý đồng ruộng nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm hợp lý, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị trên 1ha đất canh tác – đó chính là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng với quy mô 50 ha. Đây là cánh đồng mẫu đầu tiên trong tỉnh nhằm tạo ra một "cuộc cách mạng" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là cuộc vận động đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, các cấp Hội Nông dân thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò trách nhiệm của hội trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.