Cà Mau nuôi trồng thuỷ sản đang gặp nhiều khó khăn
Tính đến nay, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh ước đạt trên 106.000 tấn. Diện tích tôm công nghiệp đạt trên 8.800 ha, tôm quảng canh cải tiến đạt trên 67.000 ha. Ngoài ra, diện tích nuôi cua và các loại cá nước ngọt đều đang phát triển tương đối ổn định.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, hiện nay người nuôi tôm đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhất là tình hình thời tiết bất thường khiến trên 233 ha tôm nuôi công nghiệp và 1.450 ha tôm quảng canh cải tiến bị thiệt hại do dịch bệnh; giá tôm giảm mạnh, trong khi giá vật tư đầu vào đều tăng... Từ những khó khăn đó, hiện nay, tổng số diện tích thả nuôi toàn tỉnh chỉ đạt khoảng 40% tổng số ao đầm hiện có.
Nhiều ý kiến thảo luận của người dân và chính quyền các cấp cho rằng, để nghề nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển, cần có chính sách hỗ trợ người dân về điện 3 pha phục vụ sản xuất, tăng cường hơn nữa công tác quản lý con giống, vật tư nông nghiệp, nhất là chất lượng thuốc thú y thuỷ sản.
Có thể bạn quan tâm
Theo thương lái và DN buôn bán lúa gạo trong vùng, gạo xuất tiểu ngạch giống như sự khuấy động thị trường, chỉ lợi trước mắt chứ không phải là cách làm ăn lâu bền.
Tại Diễn đàn Đối thoại và triển vọng ngành hàng cà phê Việt Nam do Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 1-12, các chuyên gia cảnh báo nếu không khắc phục các hạn chế trên thì cà phê Việt Nam sẽ đánh mất vị trí này.
Ngày 12/7, giá gà công nghiệp tại trại chỉ còn 27.000-28.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành 3.000-4.000 đồng/kg. Nhiều chủ trang trại cho hay đã chấp nhận bán lỗ nhưng rất khó bán hoặc thương lái chỉ mua số lượng rất nhỏ.
Trước đó, trung tuần tháng 9, rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại 15ha sắn ở xã An Hải rồi lây lan ra các xã An Hòa, An Xuân (huyện Tuy An) với diện tích 20ha, tỉ lệ gây hại từ 20 đến 50%. Trước tình hình rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại sắn, mới đây UBND tỉnh có chỉ thị yêu cầu ngành NN-PTNT, các địa phương cấp bách triển khai phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.
Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.