Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vinamilk Tích Cực Thu Mua Sữa Tươi Nguyên Liệu Cho Nông Dân

Vinamilk Tích Cực Thu Mua Sữa Tươi Nguyên Liệu Cho Nông Dân
Ngày đăng: 24/01/2015

Năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183 triệu kilôgam sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kilôgam sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kilôgam), tăng 50,1% về sản lượng và 58,6% về giá trị.

Những ngày đầu năm 2015, Vinamilk thu mua gần 12 triệu kilôgam sữa, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2014. Hiện, Vinamilk bao tiêu đến 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của nông dân.
Từ năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, Vinamilk đã gắn bó với các hộ nông dân và triển khai thu mua sữa tươi nguyên liệu.
Mục tiêu của Vinamilk là ngày càng nâng cao chất lượng sữa bò tươi nguyên liệu, tăng năng suất khai thác sữa để nông dân cùng Vinamilk phát triển một ngành chăn nuôi bò sữa bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm và chuyên nghiệp, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa được kiểm soát nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn.
Vì vậy các hộ chăn nuôi bò sữa nếu tuân thủ đúng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sữa tươi nguyên liệu thì sẽ không bao giờ phải lo đầu ra vì Vinamilk ký hợp đồng bao tiêu cam kết thu mua cả 365 ngày trong năm.
Hiện, Vinamilk đang hỗ trợ thu mua sữa cho hộ nông dân chăn nuôi bò sữa cùng một mặt bằng giá thu mua thống nhất với các trang trại thuộc công ty con của Vinamilk.
Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk cơ bản vẫn giữ nguyên như năm 2014, nếu không đạt chỉ tiêu nào sẽ bị trừ bao nhiêu, Vinamilk đều đã tập huấn và thông báo cho các hộ chăn nuôi trước đó và thể hiện quy định trong hợp đồng thu mua 2015. Sữa đạt chất lượng cao giá thu mua đạt 14.000 đồng/kg, 50% lượng sữa công ty thu mua thời gian qua đạt trên 14.000 đồng/kg.
Chính sách thắt chặt tiêu chuẩn chất lượng sữa thu mua của Vinamilk sẽ giúp nông dân ngày càng hướng đến việc phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả và ngày càng nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu đầu vào, đáp ứng tốt yêu cầu của nhà sản xuất, giúp cho doanh nghiệp và người nông dân ngày càng gắn bó, hợp tác một cách hiệu quả.
Để ngành công nghiệp chế biến sữa phát triển bền vững, Vinamilk luôn cố gắng chủ động được nguồn sữa nguyên liệu đạt về số lượng và chất lượng. Từ năm 2006, Vinamilk đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa một cách trực tiếp thông qua xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp với tổng vốn khởi điểm là hơn 500 tỷ đồng và hiện nay đã tăng đến 1.600 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm này, Vinamilk có 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng. Trong kế hoạch năm 2014 -2015, thêm 4 trang trại quy mô lớn đang được Vinamilk xây dựng và đưa vào hoạt động như các trang trại Thống Nhất (Thanh Hóa), Như Thanh (Thanh Hóa),  Hà Tĩnh  và Tây Ninh.
Trong giai đoạn 2014 – 2016, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ Australia, Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại mới. Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk) là hơn 80.000 con bò, mỗi ngày cung cấp gần 600 tấn sữa tươi nguyên liệu.
Và với kế hoạch phát triển các trang trại mới, Vinamilk sẽ đưa tổng số đàn bò từ các trang trại và nông hộ lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020, sản lượng sữa nguyên liệu dự kiến sẽ tăng lên hơn gấp đôi vào năm 2020, đạt 1.000 - 1.200 tấn/ngày
Năm 2014, năm trang trại của Vinamilk gồm trang trại Nghệ An, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Bình Định và Lâm Đồng đều được Tổ chức Chứng nhận Global GAP ControlUnion trao giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP). Đây là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt được chứng nhận này.
Hệ thống 5 trang trại của Vinamilk cũng đã đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 do Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas (Pháp) cấp.


Có thể bạn quan tâm

Hơn 130 tấn chuối tại Vĩnh Phúc đã được giải cứu Hơn 130 tấn chuối tại Vĩnh Phúc đã được giải cứu

Sau thông tin về hàng trăm tấn chuối tại Vĩnh Phúc có nguy cơ bị “ế” do bạn hàng “bỏ rơi”, nhiều tổ chức, cá nhân đã cùng chung tay tìm kiếm đầu ra tiêu thụ chuối giúp bà con xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

23/11/2015
Xóa sổ trên 1.500ha vùng nguyên liệu mía Xóa sổ trên 1.500ha vùng nguyên liệu mía

Nhiều năm liền giá mía xuống thấp khiến người trồng lãi không nhiều. Người dân Cà Mau đã tự chuyển đổi từ cây mía sang các mô hình khác như: Trồng gừng, lúa - tôm; trồng rau màu.

23/11/2015
Cả nghìn buồng chuối ế lỗi không hẳn do lái buôn Trung Quốc Cả nghìn buồng chuối ế lỗi không hẳn do lái buôn Trung Quốc

Câu chuyện nông sản ế đổ cho bò ăn không còn lạ. Đầu năm là khoai tây, cà chua Đà Lạt, giữa năm là dưa hấu miền Trung, hành tím miền Tây và giờ lại đến chuối tiêu hồng Vĩnh Phúc.

23/11/2015
Chè made in Vietnam và TPP Mối lo vấn nạn suốt 20 năm qua Chè made in Vietnam và TPP Mối lo vấn nạn suốt 20 năm qua

Việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cơ hội kinh doanh rất lớn cho nhiều ngành nghề ở Việt Nam và ngành chè cũng không phải là ngoại lệ.

23/11/2015
Chặn đứng gần 5 tấn thịt heo bệnh sắp vào chợ Chặn đứng gần 5 tấn thịt heo bệnh sắp vào chợ

Toàn bộ số thịt heo này đều có chất phụ phẩm, bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, một số tảng thịt xuất hiện những cục hạch to bằng đầu ngón tay, chuyển màu thâm.

23/11/2015