Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vinafood 2 Sẽ Mua Toàn Bộ Lúa Mùa Nổi Cho Nông Dân

Vinafood 2 Sẽ Mua Toàn Bộ Lúa Mùa Nổi Cho Nông Dân
Publish date: Thursday. January 15th, 2015

Ngoài Công ty cổ phần Nông Trại Sinh Thái (Ecofarm), Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) vừa cam kết sẽ bao tiêu toàn bộ lúa mùa nổi do nông dân sản xuất ra.

Cam kết trên được ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Vinafood 2 khẳng định tại “Ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi” được tổ chức hôm qua, 10-1 tại An Giang.
Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.
Theo ông Năng, hai công ty thành viên của Vinafood 2 là Công ty TNHH Lương thực TPHCM và Công ty lương thực thực phẩm An Giang sẽ cùng với Ecofarm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm lúa mùa nổi mà nông dân sản xuất được. “Chúng tôi sẽ nâng sản phẩm này lên thành sản phẩm đạt chuẩn về hữu cơ và sẽ đưa vào hệ thống phân phối trong các cửa hàng tiện ích của Vinafood Mart từ Đà Nẵng về TPHCM và đến Cà Mau”, ông cho biết.
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Minh Triết, Tổng giám đốc Ecofarm (Kiên Giang), cho biết nếu tính luôn vụ thu hoạch năm nay, doanh nghiệp của ông đã ba lần bao tiêu sản phẩm lúa mùa nổi cho nông dân. “Riêng vụ thu hoạch năm nay, đơn vị chúng tôi bao tiêu toàn bộ diện tích khoảng 100 héc ta với giá 12.000 đồng/kg”, ông cho biết.
Theo ông Triết do lúa mùa nổi rất ít, tổng sản lượng chỉ khoảng trên 100 tấn (năng suất rất thấp, chỉ đạt khoảng 1,2 - 1,5 tấn/héc ta - PV) nên gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu cũng như đánh giá mức độ chấp nhận của thị trường.
Mặc dù doanh thu từ cây lúa mùa nổi cũng chỉ khoảng 1,4 - 1,5 triệu đồng/công tầm lớn (1.300 m²), nhưng theo ông Nguyễn Văn Nào, ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang - hộ nông dân sản xuất lúa mùa nổi- bù lại nông dân sẽ tận dụng được nguồn rơm rạ (rơm rạ lúa mùa nổi bền, có thể đậy cho đất rẫy được 6 - 7 tháng, trong khi lúa thần nông chỉ đậy được 2 - 3 tháng là mục - PV) phát triển trồng màu với doanh thu từ cây màu lên đến cả trăm triệu đồng/công tầm lớn.
Được biết, theo kế hoạch khôi phục, phát triển lúa mùa nổi của An Giang, địa phương này sẽ mở rộng và ổn định diện tích trồng đạt khoảng 500 héc ta đến năm 2020, tăng khoảng 400 héc ta so với hiện nay.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Kiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (Đại học An Giang), Đồng Tháp cũng đặt hàng đơn vị ông khôi phục và phát triển sản xuất lúa mùa nổi ở địa phương.


Related news

Thận trọng khi nuôi tôm mùa nắng nóng Thận trọng khi nuôi tôm mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn hán gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản (NTTS), người dân cần cẩn trọng khi thả nuôi.

Friday. April 24th, 2015
An Giang thực hiện chuỗi liên kết giúp gỡ khó cho cá tra xuất khẩu An Giang thực hiện chuỗi liên kết giúp gỡ khó cho cá tra xuất khẩu

Tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến cá tra phục vụ cho xuất khẩu, nhằm tháo gỡ khó khăn trong giải quyết nguồn vốn đầu tư vùng nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Dự án đầu tư chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco sản xuất - chế biến – xuất khẩu do công ty TNHH SXTM DV Thuận An (Tafishco) thực hiện đã mang lại kết quả tích cực.

Friday. April 24th, 2015
Trồng nấm mùa hạn Trồng nấm mùa hạn

Tháng 9-2014, bà Lê Thị Hồng (thôn Suối Khô, xã Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) và một số người dân trong xã được tham gia lớp tập huấn trồng nấm do Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh tổ chức. Sau khóa học, thấy được tính khả thi của loại cây này, bà Hồng đã “bắt tay” trồng nấm tại nhà.

Saturday. April 25th, 2015
Nông dân Hoài Nhơn (Bình Định) phát triển trồng cỏ nuôi bò Nông dân Hoài Nhơn (Bình Định) phát triển trồng cỏ nuôi bò

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có tổng đàn bò gần 25.000 con. Những năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện đã tận dụng diện tích đất trồng lúa bị nhiễm phèn, nghèo dinh dưỡng, đất trồng hoa màu hiệu quả thấp, đất vườn, đất ven sông, ven lạch để trồng cỏ nuôi bò, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Saturday. April 25th, 2015
Ninh Bình sản xuất nấm Linh chi từ nguyên liệu phối trộn là thân cây ngô Ninh Bình sản xuất nấm Linh chi từ nguyên liệu phối trộn là thân cây ngô

Nấm Linh chi là loại nấm dược liệu, có giá trị phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Cùng với các loại nấm ăn, những năm gần đây nghề trồng nấm Linh chi phát triển khá mạnh ở tỉnh Ninh Bình, người dân đã đưa vào hàng nghìn tấn nguyên liệu sản xuất mỗi năm.

Saturday. April 25th, 2015