Việt Nam Xuất 7,7 Triệu Tấn Gạo Trong Năm 2014
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam - năm thứ 3 liên tiếp.
Theo kết quả báo cáo tại hội nghị do Bộ Công thương tổ chức ngày 31-12 tổng kết tình hình năm 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015,Việt Nam đã xuất khẩu khoảng7,5 triệu tấn gạo với giá trung bình đạt 436,92 USD/tấn (khoảng 9 triệu đồng/tấn).
Đáng lưu ý, Trung Quốc năm nay là năm thứ ba liên tiếp là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từViệt Nam, với sản lượng năm 2014 đạt 2,1 triệu tấn(chiếm 32% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam).
Đứng thứ hai là Philippines 1,4 triệu tấn, Châu Phi 800 ngàn tấn...
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực, dự kiến năm 2015, Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu khoảng 7-7,5 triệu tấn...
Một điểm đáng lưu ý khác, báo cáo của Bộ Công thương công nhận sản xuất công nghiệp của VN vẫn chưa khắc phục được tình trạng phát triển theo chiều rộng, với hướng gia công, lắp ráp.
Một số ngành dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, điện tử (điện thoại di động) tăng trưởng cao nhưng theo Bộ Công thương thì giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cải thiện nhiều, chủ yếu vẫn thực hiện theo hình thức gia công, lắp ráp.
Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là chủ yếu.
Có thể bạn quan tâm
Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) triển khai mô hình “chăn nuôi gà thả vườn” với qui mô 1.000 con ở 6 xã với 20 hộ tham gia. Trong đó, xã Hàm Hiệp có 6 hộ tham gia. Mỗi hộ được cung ứng 50 con giống gà ta lai. Nhà nước hỗ trợ 100% tiền giống, tư vấn kỹ thuật và 50% thuốc thú y, thuốc sát trùng. Sau gần 3 tháng nuôi trọng lượng gà bình quân ở 20 hộ tham gia đạt 1,3 kg/con, tỉ lệ gà sống đạt 91,05%. Với giá thị trường hiện nay khoảng 82.500 đồng/kg, mỗi lứa nuôi 50 con gà, bà con lãi gần 1,6 triệu đồng.
Trong điều kiện con tôm cho thu nhập chưa thật sự ổn định, liên tục các năm qua, huyện Đầm Dơi tăng cường phát động bà con nhân dân tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp để trồng rau màu. Chủ trương này được người dân trong huyện đồng tình hưởng ứng khá tốt.
Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.
200/223 hộ dân ở thôn Gò Găng, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và. Những bè cá bồng bềnh trên sông nước, những cọc hàu cắm sâu vào lòng sông đã và đang đem lại cho người dân nơi đây cơ hội kiếm sống, nuôi con ăn học, xây nhà…
Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.