Việt Nam Xuất 7,7 Triệu Tấn Gạo Trong Năm 2014

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam - năm thứ 3 liên tiếp.
Theo kết quả báo cáo tại hội nghị do Bộ Công thương tổ chức ngày 31-12 tổng kết tình hình năm 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015,Việt Nam đã xuất khẩu khoảng7,5 triệu tấn gạo với giá trung bình đạt 436,92 USD/tấn (khoảng 9 triệu đồng/tấn).
Đáng lưu ý, Trung Quốc năm nay là năm thứ ba liên tiếp là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từViệt Nam, với sản lượng năm 2014 đạt 2,1 triệu tấn(chiếm 32% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam).
Đứng thứ hai là Philippines 1,4 triệu tấn, Châu Phi 800 ngàn tấn...
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực, dự kiến năm 2015, Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu khoảng 7-7,5 triệu tấn...
Một điểm đáng lưu ý khác, báo cáo của Bộ Công thương công nhận sản xuất công nghiệp của VN vẫn chưa khắc phục được tình trạng phát triển theo chiều rộng, với hướng gia công, lắp ráp.
Một số ngành dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, điện tử (điện thoại di động) tăng trưởng cao nhưng theo Bộ Công thương thì giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cải thiện nhiều, chủ yếu vẫn thực hiện theo hình thức gia công, lắp ráp.
Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là chủ yếu.
Related news

Tiết kiệm tối đa nhân công, thời gian tưới nước, chi phí mua nhiên liệu chạy máy bơm… do hệ thống phun tưới tự động mang lại, đã khiến một bộ phận nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở thành những chủ nhân của công nghệ tưới nước hiện đại này trên ruộng của mình.

Tại hội nghị tổng kết dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc” diễn ra hôm 4-12, hầu hết ý kiến của các đại biểu đều cho rằng, nếu dự án này được triển khai rộng rãi thì người dân sẽ được lợi nhiều mặt.

Ngoài ra, để góp phần vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực nông nghiệp, các ngành hữu quan đã xây dựng nhiều mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái, mô hình sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ...

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2013-2014 bắt đầu triển khai xuống giống trà 1 vào ngày 25/12. Thế nhưng, nhiều nông dân huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam vẫn loay hoay với nỗi lo thiếu giống và tình hình vật tư nông nghiệp tăng cao.

Thời gian gần đây, cây mít Thái được trồng ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) bị bệnh sâu đục trái, gây thối nhũn làm giảm năng suất, chất lượng trái. Đồng thời giá mít rớt mạnh gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân.