Việt Nam Vẫn Tốn Hàng Tỷ Đô Mỗi Năm Để Nhập Khẩu Tôm
Việt Nam đã chính thức bước chân vào nhóm 10 nước nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới.
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) cho biết, nhập khẩu tôm toàn cầu tiếp tục có xu hướng tăng trong năm 2014.
Theo ước tính của Infofish, khối lượng nhập khẩu tôm toàn cầu tăng thêm khoảng 5 - 6% trong vòng nửa đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, với xu hướng giá ổn định.
Mười nhà nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới hiện là EU, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Mexico, Canada và Australia.
Các thống kê cho thấy, nhóm quốc gia nói trên đã mua tổng cộng gần 850.000 tấn tôm trong giai đoạn này.
Xu hướng nhu cầu trong các thị trường này diễn biến khác nhau trong khi nhập khẩu giảm tại Nhật Bản, Hồng Kông và Canada thì ở các nước khác nhập khẩu có xu hướng tích cực.
Đối với xuất khẩu, Ecuador là nhà cung cấp hàng đầu, tiếp theo là Ấn Độ.Xuất khẩu trung bình hàng tháng từ mỗi nước này là gần 24.000 tấn.
Các nhà xuất khẩu hàng đầu khác là Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.Xuất khẩu hàng tháng từ Trung Quốc và Indonesia khoảng 13.000 tấn mỗi nước.
Khối lượng xuất khẩu từ Việt Nam chưa được thống kê chính thức nhưng ước tính cao hơn Trung Quốc và Indonesia.
Theo Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến nghị Việt Nam cần giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu tôm giống để giảm chi phí sản xuất tôm nuôi.
Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu khoảng 20% lượng tôm sú giống (Penaeus monodon)và 100% lượng tôm chân trắng giống (P. vannamei)
Để giải quyết vấn đề này, các viện nghiên cứu của chính phủ và nuôi trồng thủy sản đã được triển khai thực hiện cơ sở sản xuất tôm giống từ năm 2013.
Hiện tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính chiếm tỉ lệ cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2014.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ đạt 3,6 tỷ USD năm 2014, cao hơn mức 3,1 tỷ USD của năm 2013.
Tuy nhiên, ngoài việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về chế biến, tôm nuôi trồng của Việt Nam cũng phải nhập khẩu tôm giống với số lượng lớn.
Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm, cả nước đạt 663.000 ha tôm nuôi, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tôm sú là 572.000 ha (giảm gần 2%), tôm chân trắng là 91.000 ha (tăng gần 92%).
Tổng sản lượng tôm đạt 395.000 tấn, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu 180.000 tôm thẻ chân trắng giống, chủ yếu nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Singapore, Indonesia và Thái Lan để sản xuất tôm xuất khẩu.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/viet-nam-van-ton-hang-ty-do-moi-nam-de-nhap-khau-tom-201412120720262906ca52.chn
Có thể bạn quan tâm
Trên 10 năm gắn bó với cây sầu riêng, ông Đặng Văn Lai ở ấp 3, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã ổn định cuộc sống thông qua việc xử lý sầu riêng nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến chiều qua 30.7 toàn tỉnh đã có hơn 256ha lúa hè thu chính vụ bị chuột gây hại, tăng 85ha so với cách đây 2 tuần. Được biết, số diện tích lúa nêu trên có tỷ lệ hại bình quân 5 - 10%, riêng một số vùng ở các huyện Điện Bàn, Hiệp Đức, Đại Lộc tỷ lệ bị chuột phá hại lên đến 20%.
Cụ thể, ngân sách Trung ương sẽ ưu đãi đầu tư từ 50% đến 100% đối với các hạng mục thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm: kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng)…
Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có thể mở rộng diện tích liền canh chừng vài chục hécta để có sản lượng lớn, sản phẩm đồng đều là điều có thể thực hiện được tại miền Đông. Còn tại ĐBSCL, mỗi hộ chỉ vài hécta nên việc canh tác, sản xuất tại đây vẫn trên nền nhỏ lẻ, manh mún, khó chủ động.
Tại hội thảo về “Gói cam kết Bali của Tổ chức thương mại thế giới - cơ hội và thách thức đối với VN” được tổ chức ở TP.HCM ngày 30-7, ông Ngô Duy Hải - Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT - cho rằng gói cam kết này sẽ tiếp tục cải cách các thủ tục liên quan đến nông nghiệp, giúp VN cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông sản, bắt buộc các nước đang phát triển bỏ trợ cấp. VN cũng có động lực thúc đẩy để đa dạng hóa thị trường.